Chồng ngoại tình có được ly hôn đơn phương không?
Ngoại tình là thực trạng xảy ra khá nhiều trong xã hội hiện nay, khi mà mối quan hệ được mở rộng và trách nhiệm về lòng chung thủy không được thực hiện một cách tuyệt đối. Tuy nhiên, thông thường ở một gia đình, người chồng sẽ là đối tượng có khả năng cao ngoại tình hơn người vợ. Vậy trong trường hợp chồng ngoại tình, có được ly hôn đơn phương không?
Mục lục
1. Chồng ngoại tình có được ly hôn đơn phương không? Thủ tục như thế nào?
Như đã đề cập, ngoại tình là một sự việc xảy ra không mong muốn trong một gia đình. Tuy nhiên, để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi sẽ đề cập có hay không việc yêu cầu đơn phương ly hôn khi chồng ngoại tình và thủ tục sẽ thế nào, cụ thể như sau:
1.1. Chồng ngoại tình có được đơn phương ly hôn không?
Để trả lời cho câu hỏi này, trước tiên, chúng tôi sẽ đề cập đến quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng. Theo đó, tại Điều 19 của Luật này xác định: “Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình”.
Như vậy, hành vi ngoại tình của người chồng là biểu hiện của việc xâm phạm quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng đã được pháp luật bảo vệ. Ngoài ra, tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cũng nghiêm cấm hành vi này.
Hiện nay, cũng có rất nhiều chế tài nếu như người chồng không chung thủy, sống chung với người phụ nữ khác như vợ chồng, nhẹ nhất là xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 82/2020/NĐ – CP. Với mức độ nặng hơn, hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Bên cạnh đó, hành vi ngoại tình thường để lại hậu quả pháp lý nghiêm trọng, gây tổn hại hạnh phúc hôn nhân dẫn đến mục đích hôn nhân không thể đạt được, đời sống hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng. Như vậy, căn cứ vào các quy định pháp luật trên cùng với tình hình thực tiễn hậu quả của ngoại tình, pháp luật cho phép người vợ được quyền ly hôn, khẳng định cụ thể tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
1.2. Thủ tục đơn phương ly hôn tiến hành như thế nào?
Như vậy, khi người chồng ngoại tình, xâm phạm đến quyền, nghĩa vụ, làm cho đời sống hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng, thì người vợ có quyền khởi kiện yêu cầu ly hôn. Theo đó, thủ tục ly hôn đơn phương sẽ được tiến hành như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ: Trong trường hợp này, người vợ sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ ly hôn. Sau khi chuẩn bị hoàn tất sẽ nộp đến Tòa án nơi bị đơn cư trú và làm việc tức chồng của mình để được giải quyết.
- Bước 2: Tòa án xem xét đơn: Sau khi nhận được đơn, Tòa án sẽ tiến hành xem xét đánh giá tính hợp lệ và chấp nhận thụ lý đơn, thời gian sau 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đơn. Nếu hồ sơ hợp lệ, Tòa sẽ gửi thông báo đến nguyên đơn yêu cầu đóng tiền tạm ứng án phí. Kể từ thời điểm nguyên đơn nộp đầy đủ biên lai đóng tiền tạm ứng án phí.
- Bước 3: Hòa giải: Đây là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử. Nếu hòa giải không thành, Tòa sẽ lập biên bản hòa giải không thành và quyết định đưa vụ án ra xét xử.
- Bước 4: Phiên tòa sơ thẩm: Sau khi đưa vụ án ra xét xử, tòa sẽ gửi giấy triệu tập các bên, thông báo cụ thể về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm.
- Bước 5: Ra bản án ly hôn: Nếu hòa giải không thành và xét thấy đủ điều kiện để đơn phương ly hôn, Tòa sẽ ra quyết định và bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng.
2. Ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền?
Thông thường, ly hôn đơn phương khi chồng ngoại tình sẽ yêu cầu phân chia tài sản chung giữa vợ và chồng. Do đó, theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, nếu một vụ ly hôn không có giá ngạch thì mức án phí sẽ là 300.000 đồng. Tuy nhiên, nếu có giá ngạch thì án phí sẽ căn cứ vào giá trị tài sản được phân chia. Mức cao nhất đối với tài sản là 04 tỷ đồng thì án phí phải nộp lên đến 112 triệu đồng cộng với 0,1% của phần giá trị tài sản vượt 04 tỷ đồng.
3. Ly hôn đơn phương mất nhiều thời gian không?
So với đồng thuận ly hôn, đơn phương ly hôn do chồng ngoại tình mất khá nhiều thời gian. Thủ tục ly hôn đơn phương được thực hiện tương đương một vụ án dân sự. Theo đó, quy trình tiến hành cũng khá phức tạp, phải trải qua nhiều giai đoạn như chuẩn bị xét xử, mở phiên tòa, ra bản án,…
Vì thế, đối với trường hợp thông thường, thời gian giải quyết một vụ án ly hôn đơn phương sẽ trong khoảng 04 tháng. Tuy nhiên, nếu vụ án có nhiều tình tiết phức tạp hoặc các lý do bất khả kháng khác dẫn đến tạm dừng hoặc hoãn phiên tòa, thời gian sẽ kéo dài hơn. Do vậy, nếu muốn được giải quyết nhanh chóng, cần phải có sự hợp tác của nguyên đơn, thậm chí bị đơn đối với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.