Đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố
Thức ăn đường phố là một loại hình ăn uống phổ biến ở nước ta. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp một xe hủ tiếu, một quán bánh canh vỉa hè ở bất kì con đường nào. Với số vốn bỏ ra khá ít mà lợi nhuận mang lại vô cùng lớn, kinh doanh đường phố mọc lên như nấm. Với sự phát triển như vậy, việc đảm bảo an toàn thực phẩm phải được đề lên hàng đầu.
Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịch vụ ăn uống
Chống buông lậu hàng giả hàng kém chất lượng dịp tết
Mức phạt nồng độ cồn khi đi xe ô tô
Thức ăn đường phố nếu mất an toàn thực phẩm từ khâu chế biến đến khâu bảo quản sẽ gây ra nhiều mối lo, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm cấp và mãn tính. Vì vậy, người kinh doanh thức ăn đường phố cần phải có kiến thức về pháp luật, để áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm.
Theo Thông tư 30/2012/TT-BYT, ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế quy định:
Điều kiện về địa điểm của cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố:
– Khi bố trí kinh doanh ở khu vực công cộng (bến xe, bến tàu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội, triển lãm), hè đường phố thì nơi bày bán thực phẩm phải cách biệt các nguồn ô nhiễm, bảo đảm sạch sẽ, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
– Trường hợp kinh doanh trên các phương tiện để bán rong phải thiết kế khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn ngay, đồ uống bảo đảm vệ sinh, phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng gây hại.
Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố
– Phải có đủ trang thiết bị dụng cụ để chế biến, bảo quản, bày bán riêng biệt thực phẩm sống và thức ăn ngay; có đủ dụng cụ ăn uống, bao gói chứa đựng thức ăn bảo đảm vệ sinh; có đủ trang bị che đậy, bảo quản thức ăn trong quá trình vận chuyển, kinh doanh và bảo đảm luôn sạch sẽ; bàn ghế, giá tủ để bày bán thức ăn, đồ uống phải cách mặt đất ít nhất 60cm.
– Thức ăn ngay, đồ uống phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh và phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng xâm nhập. Đồng thời, các cơ sở này phải trang bị đầy đủ, sử dụng thường thùng rác có nắp, túi đựng để thu gom, chứa đựng rác thải và phải chuyển đến địa điểm thu gom rác thải công cộng trong ngày; nước thải phải được thu gom và bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường nơi kinh doanh.
Điều kiện con người
Theo Điều 8 của Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định:
– Người kinh doanh thức ăn đường phố phải được tập huấn và cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy đinh, phải được khám sức khỏe định kỳ. Việc khám sức khỏe phải do cơ quan y tế cấp huyện, quận và tương đương trở lên thực hiện.
– Nghiêm cấm người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm đã được Bộ Y tế quy định thì không được tham gia kinh doanh thức ăn đường phố.
Hi vọng rằng, với các quy định này, chủ thể kinh doanh có thể chấp hành nghiêm chỉnh, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, giúp việc kinh doanh phát triển bền vững hơn, xây dựng thương hiệu trong tương lai và lấy được lòng tin từ khách hàng.