Luật sư Hôn nhân và Gia đình

Dịch vụ nhanh chóng - Giá trị nhân văn

Facebook Instagram Spotify Apple Podcasts Tiktok Youtube
lyhonnhanh.com

Dịch vụ nhanh chóng - Giá trị nhân văn

Hotline 1900.599.995 Email [email protected]
Tòa án
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
    • Dịch vụ ly hôn trọn gói
    • Tư vấn ly hôn đơn phương
    • Tư vấn ly hôn thuận tình
    • Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con
    • Giải quyết tranh chấp tài sản sau
    • Làm giấy chứng nhận độc thân
  • Mẫu đơn
  • Hỏi – Đáp
  • Đời sống
  • Hôn nhân & gia đình
    • Thủ tục ly hôn
    • Phân chia tài sản
    • Tranh chấp quyền nuôi con
    • Thừa kế và di chúc
    • Hôn nhân với người nước ngoài
    • Mẫu đơn, giấy tờ, hồ sơ
  • Liên hệ
Trang chủ » Hôn nhân và gia đình » Thừa kế và di chúc » Di chúc bằng miệng hoàn toàn có giá trị pháp lý
Thừa kế và di chúc

Di chúc bằng miệng hoàn toàn có giá trị pháp lý

Thừa kế và di chúc Ly Hôn Nhanh  |  Thứ Tư, 03/12/2014

Di chúc miệng – Là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết nhưng không được lập thành văn bản. Do tính chất không được lưu trữ bằng công cụ ghi chép nên pháp luật dành một số quy định riêng đòi hỏi cần phải đáp ứng những điều kiện bắt buộc trong việc lập di chúc, để di chúc miệng phát sinh hiệu lực pháp luật.
Quỵt hụi 6 tỷ đồng, lãnh án 18 năm tù
Người mẹ để lại ba di chúc cho con mình
Quan hệ với bạn gái cần xam trước CMND?

Mục lục

  • 1. Di chúc miệng là gì?
  • 2. Những trường hợp được lập di chúc miệng
  • 3. Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng
    • 3.1. Điều kiện của cá nhân người lập di chúc
    • 3.2. Điều kiện về nội dung và trình tự lập di chúc
  • 4. Hiệu lực pháp luật của Di chúc miệng

1. Di chúc miệng là gì?

Di chúc miệng (còn gọi là di ngôn) là sự thể hiện ý chí bằng lời nói của người để lại di chúc nhằm chuyển tài sản của mình cho những người còn sống sau khi người lập di chúc chết.

2. Những trường hợp được lập di chúc miệng

[box type=”note”]
Khoản 1 điều 651 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về trường hợp lập Di chúc miệng như sau:
“Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.”
[/box]
Như vậy một người chỉ có thể lập di chúc miệng trong trường hợp người đó không thể có điều kiện thể hiện ý chí bằng văn bản do bị cái chết đe dọa. Thực tế cho thấy di chúc miệng thường được lập khi một người đang trong cơn hấp hối và nghĩ rằng mình không có khả năng qua khỏi.

3. Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng

Di chúc nói chung và di chúc miệng nói riêng để có hiệu lực cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Đó là điều kiện của cá nhân lập di chúc và điều kiện về nội dung, thủ tục của di chúc.

3.1. Điều kiện của cá nhân người lập di chúc

Người lập di chúc có năng lực hành vi dân sự.
Di chúc là một hành vi pháp lý đơn phương do vậy nó phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2005, một trong số đó là điều kiện:“Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự”.
Năng lực hành vi dân sự là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật, người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, do vậy nếu không mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi thì được phép lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
Người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi có quyền lập di chúc nhưng phải thể hiện bằng văn bản và được sự đồng ý của người giám hộ. “Đồng ý” ở đây chưa được giải thích rõ ràng nhưng chúng ta có thể hiểu là “đồng ý việc lập di chúc” mà không phải là “đồng ý nội dung của di chúc” vì về nguyên tắc, di chúc được giữ bí mật cho tới khi người lập di chúc chết.
Như vậy, di chúc miệng chỉ có hiệu lực khi người lập di chúc có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Người lập di chúc tự nguyện
“ Tự nguyện” là một dấu hiệu bắt buộc đối với bất cứ một giao dịch dân sự nào và di chúc cũng không ngoại lệ. Tự nguyện trong khoa học pháp lý được xem xét trên cả hai phương diện: ý chí và lý trí.
Về ý chí, người lập di chúc nhận thức được hành vi cũng như hậu quả của hành vi do mình thực hiện. Điều này có nghĩa là tại thời điểm lập di chúc, người lập di chúc phải hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, và hoàn toàn tự nguyện trong việc thể hiện ý chí của mình.
Di chúc được lập trong trường hợp người để lại di chúc thiếu minh mẫn, sáng suốt do mắc bệnh, say rượu, bia hoặc bị lừa dối, đe dọa, cưỡng bức đều có thể bị tuyên vô hiệu.
Về lý trí, người lập di chúc phải có mong muốn xác lập di chúc thông qua việc phản ánh ý chí của mình vào nội dung bản di chúc.

3.2. Điều kiện về nội dung và trình tự lập di chúc

Về nội dung: Nội dung của di chúc dù được thể hiện dưới bất cứ hình thức nào đều không được vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Điều này được quy định tại điểm a, khoản 1 điều 652 Bộ luật dân sự năm 2005. Theo đó, nếu trong di chúc miệng chứa đựng nội dung như để tại tài sản cho vật nuôi, cho các tổ chức phản động,…hoặc yêu cầu người hưởng thừa kế phải đáp ứng điều kiện trái pháp luật như giết người, gây thương tích, chống phá nhà nước… thì đều bị coi là trái pháp luật, trái đạp đức xã hội để tuyên vô hiệu.
Về thủ tục: Nội dung của di chúc miệng dễ dàng bị bóp méo vì người lập di chúc không để lại bút tích, chính vì thể, pháp luật quy định thủ tục lập di chúc miệng có những điểm khác biệt so với di chúc được lập thành văn bản.
[box type=”note”]
Khoản 5 điều 652 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về di chúc miệng phải đáp ứng các điều kiện về thủ tục như sau:
Người di chúc miệng thể hiện ý chí của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng.
Ngay sau đó, những người làm chứng phải ghi chép lại và cùng ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản.
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng, di chúc phải được công chứng, chứng thực.
Điều 654 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định những người sau đây không được làm chứng:
Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.
[/box]

4. Hiệu lực pháp luật của Di chúc miệng

Theo điều 667 Bộ luật dân sự năm 2005, di chúc có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế, nghĩa là thời điểm người để lại di chúc chết.
Sau ba tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người để lại di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Nang niu heart Broken Heart

    Bạn đang tìm kiếm giải pháp cho cuộc hôn nhân không hạnh phúc?

    Hãy để chúng tôi giúp bạn!
    — – —

    1000 ký tự còn lại.


    Cùng chủ đề:
    Tranh chấp tài sản thừa kế được pháp luật quy định ra sao?
    Tranh chấp tài sản thừa kế được pháp luật quy định ra sao?

    Tranh chấp tài sản thừa kế là việc tranh chấp quyền lợi của người hợp pháp đối với toàn bộ tài sản mà người đã qua đời để lại.

    Có người từ chối nhận di sản thì di sản thuộc về ai?
    Có người từ chối nhận di sản thì di sản thuộc về ai?

    Có người nhận di sản thì cũng có những trường hợp từ chối nhận di sản. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

    Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật – giống và khác nhau ở đâu?
    Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật – giống và khác nhau ở đâu?

    Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật là hai hình thức thừa kế theo quy định pháp luật.

    Mẫu di chúc công chứng là gì và các quy định pháp luật liên quan
    Mẫu di chúc công chứng là gì và các quy định pháp luật liên quan

    Mẫu di chúc công chứng là một văn bản quan trọng giúp một người quyết định về tài sản của mình sau khi ra đi, nhưng còn xa lạ với nhiều người.

    Xem thêm →
    Từ khóa:
    di chúc là gì di chúc miệng di chúc thừa kế di chúc tự nguyện đồng ý việc lập di chúc lập di chúc lập di chúc tự nguyện trình tự lập di chúc tự nguyện lập di chúc
    Dịch vụ nổi bật
    Dịch vụ ly hôn đơn phương
    Dịch vụ ly hôn đơn phương
    Dịch vụ ly hôn trọn gói
    Dịch vụ ly hôn trọn gói
    Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn
    Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn
    Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn
    Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn
    Dịch vụ ly hôn thuận tình
    Dịch vụ ly hôn thuận tình
    Ls. Hà Thị Kim Liên

    lyhonnhanh.com

    Dịch vụ Hôn nhân & Gia đình hàng đầu tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

    Đã thông báo Bộ Công Thương

    Danh mục

    • Giới thiệu
    • Dịch vụ
    • Mẫu đơn
    • Hỏi – Đáp
    • Hôn nhân & gia đình
    • Đời sống
    • Liên hệ

    Bình luận mới nhất

    Sam Sam đã bình luận trong Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn
    Bảo Bảo đã bình luận trong Dịch vụ ly hôn đơn phương
    Lâm Linh đã bình luận trong Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn
    Hải Đăng đã bình luận trong Dịch vụ tư vấn ly hôn đơn phương

    Để thực hiện thủ tục ly hôn nhanh chóng, thì nhất định phải có luật sư ly hôn hỗ trợ, dù đó là ly hôn đơn phương hay ly hôn thuận tình.

    LUẬT SƯ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

    Đường dây nóng: 1900.599.995  |  Email: [email protected]

    Facebook Instagram Spotify Apple Podcasts Tiktok Youtube
    Luật sư Hôn nhân và Gia đình - Copyright © 2023
    Hotline Tư vấn miễn phí
    1900.599.995