Giải quyết vấn đề tranh chấp tài sản sau ly hôn
“Sau ly hôn có tranh chấp tài sản vợ chồng được không?” Đây là câu hỏi mà Luật sư chúng tôi đã nhận được rất nhiều từ khách hàng. Nếu bạn muốn có câu trả lời thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé. chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề liên quan đến tranh chấp tài sản sau ly hôn và một số nội dung pháp lý quan trọng để khách hàng biết cách giải quyết nếu ở trong tình huống này.
Mục lục
1. Tranh chấp tài sản sau khi ly hôn là gì?
Tranh chấp tài sản sau ly hôn liên quan đến việc giải quyết các vấn đề tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn, trong trường hợp không được giải quyết trước đó mà không yêu cầu sự can thiệp của Tòa án. Thường xảy ra tranh chấp về việc chia tài sản chung và tranh chấp nghĩa vụ tài sản với người thứ ba.
Nếu sau nhiều nỗ lực thương lượng, vẫn không đạt được sự đồng ý về phân chia tài sản, một trong hai bên có thể buộc phải khởi kiện tại một Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết vụ việc.
2. Giải quyết tranh chấp tài sản sau khi ly hôn
Những thủ tục thực hiện giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn đó là:
2.1 Thỏa thuận phân chia tài sản sau khi ly hôn
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình có hai trường hợp ly hôn:
Ly hôn thuận tình:
Điều 55, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
Ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu một bên):
Theo Điều 56, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn đơn phương.
Trong trường hợp ly hôn thuận tình thì các vấn đề về quyền nuôi con hai vợ chồng thường thỏa thuận, còn tài sản cũng tự thỏa thuận không yêu cầu Tòa án giải quyết. Sau khi ly hôn vợ chồng không thống nhất được với nhau thì có thể xảy ra tranh chấp.
Xem thêm: Thủ tục xác nhận độc thân mới nhất
2.2 Thủ tục khởi kiện phân chia tài sản sau khi ly hôn
Nếu đã áp dụng nhiều phương thức thương lượng, hòa giải giữa hai vợ chồng mà tài sản chung của vợ chồng vẫn không phân chia được thì buộc 1 trong 2 bên phải khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để đề nghị Tòa án phân chia tài sản (phương án này là phương án cuối cùng khi đã thực hiện hòa giải nhiều lần).
Hồ sơ khởi kiện phân chia tài sản chung sau khi ly hôn bao gồm:
- Đơn khởi kiện;
- Chứng minh thư/ thẻ CCCD và sổ hộ khẩu của người khởi kiện (nguyên đơn)(bản sao công chứng);
- Chứng minh thư/ thẻ CCCD và sổ hộ khẩu của người khởi kiện (bị đơn)(nếu không có các giấy tờ này thì xin xác nhận của chính quyền địa phương nơi bị đơn đăng ký thường trú)(bản sao công chứng);
- Các giấy về tài sản chung của vợ chồng (bản sao công chứng);
- Quyết định ly hôn (bản trích lục hoặc bản sao).
Nơi nộp: Tòa án nhân dân quận huyện nơi có bất động sản đó.
Án phí, lệ phí Tòa án khi có tranh chấp về tài sản sau khi ly hôn: Án phí Tòa án sẽ được tính theo ngạch giá quy định căn cứ vào giá trị tài sản theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016)
2.3 Nguyên tắc chia tài sản tranh chấp sau ly hôn
Nguyên tắc chia tài sản tranh chấp sau ly hôn cũng tương tự nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn.
a. Chia tài sản chung
Trong tranh chấp tài sản chung sau ly hôn của vợ chồng, việc chia đôi nguyên tắc được xem xét, song đồng thời cũng cân nhắc đến các yếu tố khác bao gồm:
- Hoàn cảnh gia đình và cá nhân của cả vợ và chồng.
- Công sức đóng góp của cả vợ và chồng trong việc tạo dựng, duy trì và phát triển tài sản chung. Công lao của mỗi bên trong gia đình được coi như công lao mang lại thu nhập.
- Bảo vệ lợi ích hợp lý của cả hai bên trong việc sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để đảm bảo rằng cả hai bên có khả năng tiếp tục làm việc và kiếm thu nhập.
- Sự cố lỗi của mỗi bên trong việc vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng.
Trong trường hợp tranh chấp tài sản sau ly hôn, tài sản chung có thể được chia bằng cách sử dụng hiện vật. Trong trường hợp không thể chia theo hiện vật, tài sản sẽ được chia dựa trên giá trị. Nếu một bên nhận được phần tài sản bằng hiện vật có giá trị cao hơn phần được nhận, bên đó phải thanh toán phần chênh lệch cho bên kia.
b. Nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba
Nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba hiểu đơn giản đó là nghĩa vụ thực hiện các khoản nợ mà vợ chồng đã xác lập trong thời kỳ hôn nhân đối với người thứ ba.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì việc thực hiện nghĩa vụ với người thứ ba chia ra hai trường hợp sau:
- Đối với nghĩa vụ chung gồm các nghĩa vụ do vợ chồng cùng nhau xác lập giao dịch, nghĩa vụ phát sinh nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình, bồi thường thiệt hại do con gây ra,…. thì sẽ do hai vợ chồng cùng nhau thực hiện nghĩa vụ thanh toán;
- Đối với nghĩa vụ riêng của mỗi bên phát sinh trước khi kết hôn, nghĩa vụ do một bên xác lập không vì nhu cầu gia đình, nghĩa vụ phát sinh từ tài sản riêng của người nào thì người đó có nghĩa vụ thanh toán.
Như vậy, sau khi đã ly hôn nếu trước đó vợ chồng chưa yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề liên quan đến tài sản thì khi có phát sinh tranh chấp tài sản sau ly hôn, hai bên vẫn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.