Hạn chế bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, nó làm hạn chế sự tham gia của họ vào đời sống cộng đồng, không chỉ gây hậu quả về thể chất, tâm lý cho bản thân phụ nữ mà còn với cả trẻ em, gia đình, toàn xã hội và vi phạm nghiêm trọng các quyền con người. Mặc dù ở nước ta hiện nay đã có luật phòng chống bạo lực gia đình, song hiện tượng bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại.
Ba bước đơn giản để đăng ký kết hôn với Việt Kiều
Cha mẹ có quyền yêu cầu ly hôn cho người bị tâm thần?
Cẩm nang đăng ký kết hôn với Việt Kiều
Mục lục
Thực trạng bạo lực gia đình và hành vi bạo lực gia đình cần biết
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” (Khoản 2, Điều 1) và liệt kê các hành vi được coi là bạo lực gia đình tại Khoản 1 Điều 2. Tức là pháp luật đã thừa nhận 3 nhóm hành vi bạo lực là: bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh thần, bạo lực về kinh tế nhưng lại không đưa ra sự phân loại hành vi của từng nhóm.
Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng” (Khoản 2, Điều 2 Luật Bạo hành gia đình).
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Thực tế gần đây, nhiều vụ bạo lực rất dã man trong gia đình, được đăng trên các báo mạng: Bài Người vợ bị tai nạn nguy kịch: “Chồng lái xe kéo lê tôi trên đường rồi bỏ chạy…” (Kenh14.vn), “Chồng chở bồ, vợ đuổi theo bị chồng đâm rồi bỏ mặc” (baodatviet.vn). Những bài báo đã mô tả hành động tội ác dã man, vô nhân tính của người chồng đối với vợ mình.
Các giải pháp nhằm hạn chế bạo lực gia đình
- Thứ nhất, nâng cao nhận thức trong nhân dân đặc biệt là nhận thức về “giới” nhằm xóa bỏ tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”
- Thứ hai, huy động cộng đồng tham gia giải quyết vấn đề bạo lực gia đình.
- Thứ ba, Tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển như các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội được bình đẳng như nam giới, được học hỏi, nâng cao hiểu biết về văn hóa, xã hội và phát triển.
- Thứ tư, hoàn thiện pháp luật về phòng chống bạo lực gia đì
- Thứ năm, Ly hôn, ly hôn cũng là một cách giải thoát tốt nhất cho một bên, nạn nhân của vụ bạo hành gia đình vì một lý do nào đó cũng có thể nhờ cha, mẹ hoặc người thân thích khác yêu cầu Tòa án cho ly hôn (Khoản 2 Điều 51 Luật HNGD 2014).