Hoa tức, lợi tức và quyền định đoạt tài sản riêng trong hôn nhân
Tài sản trong hôn nhân là một vấn đề quan trọng. Theo quy định chung của luật HNGĐ có nguyên tắc là bất kỳ tài sản nào được hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì đều là tài sản chung vợ chồng. Tuy nhiên, một trong hai bên vợ chồng cũng có thể có tài sản riêng hình thành trước thời kỳ hôn nhân, đối với những tài sản này đến sau khi kết hôn cũng có nhiều khi cần sử dụng đến vậy nguyên tắc sử dụng và định đoạt những tài sản này (tài sản riêng của vợ hoặc chồng) có ngoại lệ gì không?
Thủ tục kết hôn giữa người nước ngoài kết hôn với công Việt Nam
Giấy xác nhận tình trạng độc thân để kết hôn với người nước ngoài theo pháp luật mới nhất
Chồng không đồng ý có ly hôn được không?
Thực tế ta vẫn áp dụng đúng nguyên tắc trên. Chỉ đối với tài sản riêng thì là của riêng ai thì người đó có quyền sử dụng và định đoạt. Bên cạnh đó cũng có vài trường hợp đặc biệt chúng ta cần lưu ý.
Tài sản riêng của chồng (vợ) mà có hoa lợi, lợi tức (là các khoản thu được từ việc khai thác tài sản) thì khoản thu được đó là của chung , Căn cứ Điều 33 Luật HNGĐ.
Còn việc định đoạt tài sản riêng thì sao?
Tài sản riêng là tài sản thuộc sở hữu của 1 cá nhân nên người đó có quyền tự mình định đoạt. Song nếu tài sản đó là bất động sản mà là bất động sản đang được sử dụng cho việc sinh sống của hai vợ chồng, khi đó người chồng (vợ) sở hữu bất động sản đó có quyền bán song phải đảm bảo chỗ ở cho người còn lại. Căn cứ Điều 31 Luật HNGĐ.
Trong trường hợp tài sản riêng của chồng (vợ) mà có khoản hoa lợi, lợi tức là nguồn thu nhập chính chính của hai vợ chồng thì việc định đoạt tài sản đó bị hạn chế. Đặc biệt trong trường hợp muốn bán tài sản đó thì phải được sự đồng ý của vợ (chồng). Căn cứ Điều 44 Luật HNGĐ.
Vợ, chồng tự quản lý tài sản riêng; trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không uỷ quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó
Nghĩa vụ riêng về tài sản riêng của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng.