Khi nào nên ly hôn là hợp lý?
Ngày nay việc ly hôn ít bị xã hội kỳ thị hơn so với các thế hệ trước, và cũng có nhiều lý do khiến ly hôn xảy ra phổ biến hơn. Lý do ly hôn thì muôn vàn và lý do phổ biến nhất là không hòa hợp về mặt tình cảm. Vậy khi nào nên ly hôn là hợp lý luôn là câu hỏi rất nhiều người để tránh những sai lầm không đáng có.
Mục lục
1. Căn cứ ly hôn theo quy định của pháp luật
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Căn cứ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì những căn cứ ly hôn bao gồm:
1.1. Ly hôn thuận tình
Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về các điều kiện để ly hôn thuận tình cụ thể như sau:
- Hai vợ chồng thực sự tự nguyện ly hôn;
- Đã thỏa thuận được về vấn đề con chung và tài sản chung;
- Việc thỏa thuận này phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.
1.2. Ly hôn đơn phương
Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định các căn cứ để một bên vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương như sau:
- Vợ/ chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng.
- Làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Theo như quy định của pháp luật, đối với ly hôn thuận tình thì pháp luật tôn trọng quyền tự quyết của hai bên vợ và chồng. Tuy nhiên Tòa án vẫn sẽ hỏi nguyên nhân ly hôn và vợ, chồng vẫn phải trình bày lý do để Tòa làm căn cứ tránh trường hợp kết hôn gian dối.
Trong trường hợp ly hôn đơn phương thì nguyên đơn phải chứng minh được những lý do luật định để được ly hôn được thuận lợi. Thực tế khi những nguyên nhân chia tay trên xuất hiện, tức cuộc hôn nhân của bạn khó mà có thể gìn giữ.
2. Khi nào nên ly hôn thì hợp lý?
2.1. Khi chồng hoặc vợ có hành vi bạo lực gia đình
Đôi lúc cuộc sống hôn nhân rơi vào khó khăn, một trong hai bên vợ chồng chọn cách gây tổn hại cho bên còn lại hoặc các thành viên khác trong gia đình thì không nên tiếp tục với bất kỳ lý do nào cả.
Hành vi bạo lực gia đình có thể là hành vi ngược đãi, hành hạ, đánh đập hoặc xúc phạm nhân phẩm danh dự, cưỡng ép quan hệ tình dục, các hành vi cố ý hủy hoại tài sản riêng của bên còn lại hoặc các thành viên trong gia đình.
Thực tế, việc bạo lực gia đình rất nghiệm trọng, nó làm đời sống hôn nhân trở nên trầm trọng. Việc chấp nhận hy sinh của mọi người trong gia đình không làm cho mọi chuyện tốt đẹp hơn. Việc phát triển trong môi trường bạo hành ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý con trẻ.
Nếu sức khỏe, tinh thần đi quá giới hạn thì ly hôn chính là giải pháp tốt nhất.
2.2. Khi hôn nhân không còn tình cảm, một trong hai bên ngoại tình, ly thân, cuộc sống hôn nhân không thể cứu vãn
Cuộc sống hôn nhân luôn cần phải có sự vun vén , yêu thương, cố gắng từ hai bên. Khi người vợ hoặc chồng hết tình cảm, không còn cố gắng vun vén tình cảm gia đình nữa nghĩa là mục đích hôn nhân không thể thực hiện được. Đôi lúc cần sự cố gắng của cả hai bên để bồi đắp tình cảm, nếu thực sự đã cố gắng níu kéo tình cảm nhưng không thành thì nên chọn giải pháp ly hôn.
Hơn nữa nếu một trong hai người ngoại tình và đã ly thân trong một khoản thời gian dài thì thật sự cuộc sống hôn nhân có vẻ rất trầm trọng và bạn nên xem xét lại.
2.3. Khi hôn nhân không có con cái hoặc cuộc sống hôn nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của con cái
Việc kết hôn mục đích cuối cùng vẫn là để duy trì nòi giống. Nếu mục đích hôn nhân không đạt được thì Tòa sẽ xem xét cho hai vợ chồng ly hôn.
Gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng đến sự hình thành nhân cách và phát triển của con cái. Nếu gia đình có cha hoặc mẹ là người bạo lực, ba mẹ thường xuyên cãi cọ, đánh nhau sẽ ảnh hưởng đến tâm lý con cái sau này.
Rõ ràng ly hôn không phải là một quyết định đơn giản đối với nhiều người. Tuy nhiên khi nhận thấy cuộc hôn nhân của mình không thể cứu vãn được, việc duy trì tình trạng hôn nhân chỉ làm cho các bên thêm mệt mỏi thì ly hôn là giải pháp tốt nhất cho cả bạn và các con mình.