LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHẤM DỨT NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG CHO CON?
Vì nhiều vấn đề phát sinh trong cuộc sống mà người không trực tiếp nuôi con phải thực hiện chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng.
Căn cứ hủy kết hôn trái pháp luật là như thế nào?
Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn
Mục lục
Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con là gì?
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng.
Tuy nhiên, nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ diễn ra trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn túng thiếu theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ với con là nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. Theo Điều 82 Khoản 2 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì cha, mẹ không trực tiếp nuôi con, có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con và phải tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi con.
Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng cho con
Pháp luật đặt ra nghĩa vụ cấp dưỡng thì cũng có những quy định mở về các trường hợp không phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hay chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng. Vậy khi nào thì nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt?
Theo quy định tại Điều 118 Luật Hôn nhân gia đình 2014, người không trực tiếp nuôi con được chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng trong các trường hợp sau:
- Con đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
- Con được cho đi làm con nuôi;
- Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng con;
- Người cấp dưỡng hoặc con chết;
- Bên được cấp dưỡng đã tái hôn;
Ngoài ra, pháp luật còn quy định người không trực tiếp nuôi con được tạm ngưng cấp dưỡng trong trường hợp lầm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 117 Luật Hôn nhân gia đình 2014 hoặc có thể thỏa thuận với bên được cấp dưỡng về việc chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng.
Sau khi chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng, vẫn có thể được xác lập lại một lần nữa thông qua quyết định của Tòa án khi một bên lâm vào cảnh túng thiếu và bên kia có khả năng, điều kiện cấp dưỡng.
Những trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định khá cụ thể trong Luật Hôn nhân gia đình, tuy nhiên vẫn chưa được nhiều người biết đến. Vì thế, để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra, chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ càng những quy định của pháp luật và tránh những sai sót có thể xảy ra.