VI PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN MỘT VỢ MỘT CHỒNG
Theo Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có quy định về việc xử phạt hình sự đối với hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Vậy quy định này cụ thể là như thế nào?
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn
Ly hôn khi chưa đăng ký kết hôn giải quyết như thế nào?
Quy định pháp luật về dạy thêm và học thêm
Mục lục
Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng
Ở nước ta, hôn nhân một vợ một chồng đã từ lâu trở thành nguyên tắc của cuộc sống mỗi gia đình. Tuy nhiên trong thực tế, tình trạng ngoại tình, nam nữ chung sống như vợ chồng ngày càng phổ biến ở nhiều địa phương, nhất là các thành phố lớn.
Điều 147 Bộ luật Hình sự 1999 đã có quy định về việc xử phạt hình sự đối với hành vi người đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng đối với người khác; hoặc người chưa có vợ hoặc chồng nhưng lại kết hôn hoặc chung sống với người mà mình biết rõ là đang có vợ hoặc chồng. Điều này vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng và gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên, vẫn chưa có bất kỳ văn bản nào hướng dẫn cách xác định “hậu quả nghiêm trọng” này, dẫn đến tình trạng mất tính khả thi. Để khắc phục lỗ hổng này, Bộ luật Hình sự 2015 đã quy định rõ hơn về hành vi này để khắc phục những bất cập đã tồn tại trước đó.
Chứng minh hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng
Tuy nhiên, trên thực tế, để chứng minh một người vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng thật sự không dễ. Theo luật định, việc chung sống như vợ chồng phải được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng hoặc có tài sản chung. Tuy biết rõ là vi phạm chế độ hôn nhân một vợ chồng nhưng vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ ấy.
Việc chứng minh này còn nhiều khó khăn, khi mà rất khó để được hàng xóm làm chứng cho hành vi vi phạm này. Về vấn đề tài sản chung thì bất khả thi hơn vì có thể họ nhờ người thứ ba đứng tên tài sản đối với tài sản bắt buộc đăng ký (xe, bất động sản,…). Bên cạnh đó, để chứng minh con chung của hai người thì phải có giấy khai sinh, trên đó ghi rõ thông tin của cha và mẹ, sau đó chứng minh họ chung sống với nhau như vợ chồng dẫn đến việc có con chung. Tuy nhiên, nếu trong giấy khai sinh chỉ có tên mẹ nhưng không ghi rõ tên cha thì không thể chứng minh mối quan hệ cha con và phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Xử phạt hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng
Nếu như tại Điều 147 Bộ luật Hình sự 1999 chỉ quy định khá sơ sài về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng, và khó căn cứ vào đấy để kết tội. Điểm mới của Bộ luật Hình sự 2015 là đã quy định cụ thể về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
Các hành vi dưới đây sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
- Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
- Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Tuy Bộ luật Hình sự 2015 đã quy định cụ thể hơn về các trường hợp phạm tội bị xử lý khi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nhưng khung hình phạt vẫn không thay đổi so với trước kia. Những sửa đổi này khiến cho luật mang tính răn đe cao hơn và góp phần ngăn ngừa vấn nạn này nhưng vẫn phải phụ thuộc vào việc tuân thủ của người dân.