Luật sư ly hôn nhanh - Ly hôn thuận tình - Ly hôn đơn phương

Dịch vụ nhanh chóng - Giá trị nhân văn

Hà Nội TP.Hồ Chí Minh Tiền Giang
lyhonnhanh.com

Dịch vụ nhanh chóng - Giá trị nhân văn

0904.752.808 [email protected]
Tòa án
  • Logo
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
  • Mẫu đơn
  • Hỏi – Đáp
  • Đời sống
  • Hôn nhân & gia đình
  • Liên hệ
  • Logo
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
  • Mẫu đơn
  • Hỏi – Đáp
  • Đời sống
  • Hôn nhân & gia đình
  • Liên hệ
Trang chủ » Hôn nhân và gia đình » Thừa kế và di chúc » Lập di chúc như thế nào?
Cùng sẻ chia - cùng vượt qua mọi chông gai! Hãy cho chúng tôi biết câu chuyện của bạn.
×
Thừa kế và di chúc

Lập di chúc như thế nào?

Thừa kế và di chúc Cẩm Xuyên  |  Thứ Bảy, 23/07/2022 21:27

Người để lại di sản thừa kế thường chọn hình thức lập di chúc để tránh việc những người thụ hưởng di sản xảy ra tranh chấp. Vậy lập di chúc như thế nào cho đúng pháp luật, bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu vấn đề này.

Mục lục

  • 1. Hình thức và nội dung của di chúc hợp pháp
    • 1.1. Hình thức của di chúc
    • 1.2. Nội dung của di chúc
  • 2. Lập di chúc như thế nào mà hợp pháp?
  • 3. Phân chia di sản thừa kế theo di chúc

1. Hình thức và nội dung của di chúc hợp pháp

Hình thức và nội dung của di chúc hợp pháp cũng cần tuân thủ theo quy định pháp luật để di chúc có hiệu lực pháp lý khi thực hiện. 

Lập di chúc như thế nào?
Lập di chúc như thế nào?

1.1. Hình thức của di chúc

Di chúc phải được lập thành văn bản. Trường hợp không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. 

Các loại di chúc bằng văn bản bao gồm: Di chúc bằng văn bản có hoặc không có người làm chứng; di chúc công chứng, di chúc chứng thực.

Theo quy định tại Điều 629 Bộ Luật Dân sự 2015, di chúc miệng được hướng dẫn như sau:

“1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.”

1.2. Nội dung của di chúc

Nội dung chính của di chúc là sự phân chia di sản theo nguyện vọng của người lập, vì vậy các thông tin chính sẽ bao gồm: Thời gian lập di chúc, thông tin của người lập di chúc, thông tin của người thừa kế, Di sản để lại và nơi có di sản.

Cần lưu ý theo quy định tại khoản 3 Điều 631 Bộ Luật Dân sự 2015: “Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.”

2. Lập di chúc như thế nào mà hợp pháp?

Phân chia di sản thừa kế.
Phân chia di sản thừa kế.

Di chúc được xem là di chúc hợp pháp trước hết phải đảm bảo được hai điều kiện chính quy định tại khoản 1 Điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015:

“a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.”

Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt người lập di chúc cần lưu ý để di chúc hợp pháp:

  • Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc;
  • Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực;
  • Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

3. Phân chia di sản thừa kế theo di chúc

Để tránh việc tranh chấp tài sản thừa kế thì pháp luật có qu định về việc phân chia di sản thừa kế theo di chúc. Theo quy định tại Điều 659 Bộ luật dân sự 2015 thì việc phân chia tài sản theo di chúc diễn ra như sau:

  • Phân chia tài sản theo ý chí của người để lại di chúc;
  • Chia đều di sản cho những người thừa kế được chỉ định trong di chúc: Khi di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế;
  • Chia di sản theo tỷ lệ: Khi người lập di chúc đã chỉ định những người thừa kế trong di chúc đồng thời xác định rõ ràng tỷ lệ nhận phần di sản của mỗi người là bao nhiêu trên tổng giá trị khối di sản trong di chúc đó thì thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản;
  • Chia di sản theo hiện vật: Cách phân chia di sản này được thực hiện trong trường hợp người để lại di sản đã xác định rõ trong di chúc về người thừa kế được hưởng di sản theo hiện vật nào. Người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì có quyền yêu cầu họ bồi thường thiệt hại.

Trường hợp có những người được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc hay không để tiến hành dành phần di sản thừa kế cho họ bằng hai phần ba suất thừa kế của một người thừa kế theo pháp luật nếu như họ không được người viết di chúc cho hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc được hưởng ít hơn hai phần ba suất thừa kế của một người thừa kế theo pháp luật.

Bạn muốn hiểu rõ hơn về Lập di chúc như thế nào? trong từng trường hợp cụ thể, đừng ngần ngại trao đổi trực tiếp với chúng tôi:

LUẬT SƯ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

Hotline: 0904.752.808

Email: [email protected]

Bài viết liên quan:

  • Phân chia di sản thừa kế cần thủ tục gì?
  • Di chúc hợp pháp cần đáp ứng các điều kiện nào?
  • Phân chia di sản thừa kế cần thủ tục gì?
  • Di chúc bằng miệng hoàn toàn có giá trị pháp lý
  • Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật hiện hành
0 0 đánh giá
Đánh giá
Đăng ký theo dõi
Thông báo về
guest
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận

Dịch vụ nổi bật

Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn

Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn

Dịch vụ ly hôn trọn gói.

Dịch vụ ly hôn trọn gói

Dịch vụ ly hôn đơn phương.

Dịch vụ ly hôn đơn phương

Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con

Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn

Dịch vụ ly hôn thuận tình.

Dịch vụ ly hôn thuận tình

Cùng chuyên mục

nhung-truong-hop-thua-ke-theo-phap-luat
Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

cac-dieu-kien-de-di-chuc-co-hieu-luc
Các điều kiện để di chúc có hiệu lực

phan-chia-di-san-thua-ke-can-thu-tuc-gi
Phân chia di sản thừa kế cần thủ tục gì?

Khởi kiện chia tài sản thừa kế
Khởi kiện chia tài sản thừa kế

Thừa kế theo pháp luật.
Thừa kế là gì?

Tư vấn miễn phí

lyhonnhanh.com

Dịch vụ Hôn nhân & Gia đình hàng đầu tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Tiền Giang.

Đã thông báo Bộ Công Thương

Danh mục

  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
  • Mẫu đơn
  • Hỏi – Đáp
  • Đời sống
  • Hôn nhân & gia đình
  • Liên hệ

Bình luận mới nhất

Mộc Miên đã bình luận trong Dịch vụ tư vấn ly hôn đơn phương
Nhu đã bình luận trong Viết giấy ly hôn thuận tình
Linh Đan đã bình luận trong Dịch vụ ly hôn trọn gói
Gấu Hí đã bình luận trong Làm cách nào để giành quyền nuôi con?

Để thực hiện thủ tục ly hôn nhanh chóng, thì nhất định phải có luật sư ly hôn hỗ trợ, dù đó là ly hôn đơn phương hay ly hôn thuận tình.

LUẬT SƯ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

Số điện thoại: 0904.752.808

Email: [email protected]

Luật sư ly hôn nhanh - Ly hôn thuận tình - Ly hôn đơn phương - Copyright © 2022
Tư vấn miễn phí
0904.752.808