LỰA CHỌN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỂ GIẢI QUYẾT VIỆC LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Hôn nhân hai quốc tịch vốn là 1 lĩnh vực, 1 đề tài với nhiều nguồn pháp luật liên quan điều chỉnh. Qua đó cũng đòi hỏi sự quy định chặt chẽ cụ thể để người làm luật và người áp dụng pháp luật không có những đòi hỏi, những áp dụng, những sự hiểu biết chồng chéo vướng mắc mới mong việc thực thi được thuận lợi.
Tìm hiểu riêng về việc ly hôn giữa hai người có hai quốc tịch khác nhau, có nhiều vấn đề khi xem xét, mọi người có thể có sự so sánh rõ ràng là áp dụng luật của nước người chồng thì có lợi hơn, vấn đề khác áp dụng luật của nước người vợ thì dễ dàng ít vướng mắc hơn? Vậy có quyền được lựa chọn hay không? Nếu không thì quy định ra sao?
Áp dụng luật trong ly hôn có yếu tố nước ngoài
Ly hôn là một quan hệ đặc biệt trong quan hệ hôn nhân và gia đình, là cơ sở pháp lý để làm thay đổi hay chấm dứt quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. Để thống nhất khi giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài, Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình quy định cụ thể việc lựa chọn áp dụng luật theo từng trường hợp sau:
– Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình (theo quy định này thì các bên đương sự hoặc ít nhất một bên đương sự là công dân Việt Nam phải thường trú tại Việt Nam vào thời điểm xin ly hôn. Chỉ khi đó mới áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam để giải quyết việc ly hôn).
– Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam.
– Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Như vậy, khi ly hôn có yếu tố nước ngoài, các bên cần phải căn cứ vào các quy định về việc lựa chọn luật áp dụng tùy thuộc vào từng trường hợp nhất định.