Luật sư Hôn nhân và Gia đình

Dịch vụ nhanh chóng - Giá trị nhân văn

Facebook Instagram Spotify Apple Podcasts Tiktok Youtube
lyhonnhanh.com

Dịch vụ nhanh chóng - Giá trị nhân văn

Hotline 1900.599.995 Email [email protected]
Tòa án
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
    • Dịch vụ ly hôn trọn gói
    • Tư vấn ly hôn đơn phương
    • Tư vấn ly hôn thuận tình
    • Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con
    • Giải quyết tranh chấp tài sản sau
    • Làm giấy chứng nhận độc thân
  • Mẫu đơn
  • Hỏi – Đáp
  • Đời sống
  • Hôn nhân & gia đình
    • Thủ tục ly hôn
    • Phân chia tài sản
    • Tranh chấp quyền nuôi con
    • Thừa kế và di chúc
    • Hôn nhân với người nước ngoài
    • Mẫu đơn, giấy tờ, hồ sơ
  • Liên hệ
Trang chủ » Khác » Phân chia tài sản không có di chúc như thế nào?
Khác

Phân chia tài sản không có di chúc như thế nào?

Khác Ly Hôn Nhanh  |  Thứ Sáu, 05/03/2021

Hiện nay, lập di chúc/chúc thư để định đoạt tài sản sau khi chết là hình thức phố biến được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khác nhau, người chết không để lại di chúc để định đoạt tài sản của mình dẫn tới các thành viên trong gia đình có tranh chấp đối với tài sản này.
Xem thêm:
>> Tranh chấp tài sản sau ly hôn
>> Nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
>> Một số quy định về tài sản chung khi ly hôn

Phân chia di sản không có di chúc như thế nào?

Phân chia di sản không có di chúc như thế nào?

Mục lục

  • Di chúc là gì? 
  • Phân chia tài sản không có di chúc
  • Cách thức phân chia tài sản không có di chúc
  • Đối tượng được nhận di sản 

Di chúc là gì? 

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Phân chia tài sản không có di chúc

Theo Điều 609 Bộ Luật dân sự 2015 về quyền thừa kế, Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. 
Do đó, nếu người chết để lại di chúc thì việc phân chia di sản sẽ được thực hiện theo nội dung di chúc nếu di chúc đó đáp ứng điều kiện có hiệu lực của pháp luật. Trong trường hợp người chết không để lại di chúc, di sản để lại sẽ được chia theo quy định pháp luật. Việc chia di sản theo quy định pháp luật, cụ thể là theo hàng thừa kế. 
Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; 
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; 
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”

Cách thức phân chia tài sản không có di chúc

Việc di sản để lại nhưng không có di chúc thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015. Di sản của người chết sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Vì vậy khi một người chết mà không để lại di chúc thì phần di sản của họ sẽ được phân chia cho các hàng thừa kế.
Việc phân chia di sản, tài sản đó được thực hiện theo quy định tại Điều 660 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra thì được hưởng phần di sản tương ứng, nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng theo quy định.
Về nguyên tắc, những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật. Trường hợp phần di sản không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật. Sau đó tiến hành thỏa thuận về người nhận hiện vật. Nếu không thể đi đến thỏa thuận thống nhất thì hiện vật được bán để phân chia.

Cách thức phân chia tài sản không có di chúc

Cách thức phân chia tài sản không có di chúc.

Đối tượng được nhận di sản 

Nếu di chúc có thể để lại di sản cho bất cứ ai theo mong muốn của người lập di chúc thì việc thừa kế theo pháp luật chỉ được áp dụng đối với một số chủ thể nhất định. Những chủ thể này cũng chính là các hàng thừa kế đã được quy định. Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 có quy định cụ thể về nhóm đối tượng này bao gồm:
–  Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Nguyên tắc khi phân chia là những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Đối với những người ở hàng thừa kế sau thì chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy, việc phân chia tài sản không có di chúc cần tuân thủ rất chặt chẽ và nghiêm ngặt pháp luật, đảm bảo quyền của người thân của người để lại di sản.

Nang niu heart Broken Heart

    Bạn đang tìm kiếm giải pháp cho cuộc hôn nhân không hạnh phúc?

    Hãy để chúng tôi giúp bạn!
    — – —

    1000 ký tự còn lại.


    Cùng chủ đề:
    Tổng đài tư vấn ly hôn miễn phí Phan Law Vietnam
    Tổng đài tư vấn ly hôn miễn phí Phan Law Vietnam

    Tổng đài tư vấn ly hôn miễn phí Phan Law Vietnam dành cho những cặp vợ/chồng muốn hiểu rõ về các thủ tục ly hôn, tranh chấp tài sản và giành quyền nuôi con,…

    Tham khảo dịch vụ ly hôn trọn gói tại Phan Law Vietnam
    Tham khảo dịch vụ ly hôn trọn gói tại Phan Law Vietnam

    Tham khảo dịch vụ ly hôn trọn gói tại Phan Law Vietnam với chi phí tốt để tiết kiệm thời gian và nhanh chóng giải quyết vấn đề của bạn.

    Dịch vụ ly hôn nhanh, trọn gói  của Phan Law Vietnam
    Dịch vụ ly hôn nhanh, trọn gói  của Phan Law Vietnam

    Dịch vụ tư vấn thủ tục ly hôn và luật sư hướng dẫn giải quyết vụ án ly hôn của đội ngũ luật sư Phan Law Vietnam được thực hiện theo quy trình và nội dung chi tiết như sau:

    Luật sư Phan Law Vietnam tư vấn ly hôn ở những nội dung nào?
    Luật sư Phan Law Vietnam tư vấn ly hôn ở những nội dung nào?

    Trong những năm gần đây, tình hình ly hôn tại Việt Nam đang có xu hướng tăng, điều này khiến cho việc tư vấn ly hôn trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

    Xem thêm →
    Từ khóa:
    di chúc thừa kế di sản di sản thừa kế phân chia di sản Tài sản
    Dịch vụ nổi bật
    Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn
    Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn
    Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn
    Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn
    Dịch vụ ly hôn thuận tình
    Dịch vụ ly hôn thuận tình
    Dịch vụ ly hôn trọn gói
    Dịch vụ ly hôn trọn gói
    Dịch vụ ly hôn đơn phương
    Dịch vụ ly hôn đơn phương
    Ls. Trương Thị Dạ Thảo

    lyhonnhanh.com

    Dịch vụ Hôn nhân & Gia đình hàng đầu tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

    Đã thông báo Bộ Công Thương

    Danh mục

    • Giới thiệu
    • Dịch vụ
    • Mẫu đơn
    • Hỏi – Đáp
    • Hôn nhân & gia đình
    • Đời sống
    • Liên hệ

    Bình luận mới nhất

    Sam Sam đã bình luận trong Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn
    Bảo Bảo đã bình luận trong Dịch vụ ly hôn đơn phương
    Lâm Linh đã bình luận trong Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn
    Hải Đăng đã bình luận trong Dịch vụ tư vấn ly hôn đơn phương

    Để thực hiện thủ tục ly hôn nhanh chóng, thì nhất định phải có luật sư ly hôn hỗ trợ, dù đó là ly hôn đơn phương hay ly hôn thuận tình.

    LUẬT SƯ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

    Đường dây nóng: 1900.599.995  |  Email: [email protected]

    Facebook Instagram Spotify Apple Podcasts Tiktok Youtube
    Luật sư Hôn nhân và Gia đình - Copyright © 2023
    Hotline Tư vấn miễn phí
    1900.599.995