Sau ly hôn, ai là người thiệt thòi đầu tiên?
Ngày nay, trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, văn hóa gia đình lại đang có những biểu hiện ảnh hưởng tiêu cực. Theo đó có những tác động xấu đến đời sống xã hội. Mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã kích thích nhu cầu ham muốn vật chất, ít chú trọng đời sống tình cảm tinh thần, tình trạng xung đột gia đình dẫn đến đổ vỡ và ly hôn ngày càng gia tăng, làm cho gia đình không được bền vững. Và sau ly hôn, ai người thiệt thòi đầu tiên?
Các điều kiện để di chúc có hiệu lực
Khái niệm hợp đồng hôn nhân được hiểu là gì?
Tìm hiểu về tài sản chung của LGBT trong quá trình sống chung
Ly hôn là điều mà tất cả các cặp vợ chồng không mong muốn. Không phải ngẫu nhiên mà những cụm từ khóa ” sau ly hôn, ai là người thiệt thòi đầu tiên?“, “bố mẹ ly hôn con ở với ai?”, “bố mẹ ly hôn ảnh hưởng tới con cái như thế nào?”, “những đứa trẻ sẽ lớn lên như thế nào khi bố mẹ ly hôn?” là những cụm được đề xuất tìm kiếm liên tục. Điều đó phần nào cho chúng ta câu trả lời rằng khi một gia đình nhỏ tan vỡ, khi cha mẹ của những đứa trẻ phải đưa nhau ra Tòa tiến hành thủ tục ly hôn thì con cái chính là người thiệt thòi đầu tiên.
Bất cứ ai cũng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Gia đình vừa là nơi đáp ứng nhu cầu riêng tư vừa thực hiện chức năng phát triển nòi giống và là trường học đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách con người. Không ai khác, chính cha mẹ chính là hai nhân tố tạo nên giá trị của gia đình cho mỗi đứa trẻ. Người cha với vai trò là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp nhất để con cái học tập và noi theo, còn người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con.
Vậy sẽ như thế nào nếu bố mẹ ly hôn?
Trên thực tế có rất nhiều diễn đàn, tống đài tư vấn về hôn nhân gia đình được tạo dựng nhằm lắng nghe nhưng tâm sự về đời sống hôn nhân. Theo đó, có nhiều cặp vợ chồng lựa chọn việc ly thân (tạm thời không sống chung chứ chưa quyết định ly hôn) vì họ mong muốn cho nhau thêm cơ hội, thử thách. Lý do vì sao, chính là bởi vì việc cha mẹ ly hôn sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đối với những đứa trẻ cả về tâm lý, tình cảm cũng như điều kiện sống và điều kiện vật chất trong quá trình phát triển của chúng.
Ảnh hưởng về tâm lý là điều dễ nhìn thấy nhất với mỗi gia đình ly hôn. Thay vì có cả cha và mẹ trong mỗi ngày thì một người cha (mẹ) phải làm thay vai trò của người kia trong việc nuôi dạy con cái, một ngàn câu hỏi vì sao chúng cần được giải đáp mỗi ngày mà không thể nhận được câu trả lời như ý. Vì cha(mẹ) chỉ gặp được chúng vào một khoảng thời gian rất rất hạn chế.
Bên cạnh đó, về điều kiện sống cũng vậy. Thay vì sống trong ngôi nhà chung đầm ấm quen thuộc, sau ly hôn, bọn trẻ có thế sẽ phải di chuyển đến một nơi ở mới, nơi học mới, môi trường mới hoàn toàn và phải thích nghi dần với chúng. Thay vì cả cha và mẹ sẽ cùng lao động và tạo dựng vật chất chăm lo cho chúng thì có thể sẽ phải chia sẻ với những em bé mới của cha hoặc của mẹ…
Nói chung sau ly hôn, ai là người thiệt thòi đầu tiên? Đó chính là con cái sẽ là người thiệt thòi đầu tiên. Trong đó sự thiếu quan tâm, dạy dỗ và tình thương của cha (mẹ) là tác nhân làm cho chúng có tâm lý lệch lạc, tự do ngang bướng, bất cần vì vậy dễ dàng bị rủ rê, lôi kéo, khó hòa nhập, trẻ trở lên hung hãn, lì lợm, xa lánh mọi người và căm ghét gia đình.
Tất nhiên, không phải trường hợp nào cũng vậy. Một đứa trẻ muốn được phát triển tốt thì chính bố mẹ phải tạo môi trường tốt cho con. Nhưng một đứa trẻ có hạnh phúc và phát triển toàn diện hay không nếu phải sống trong gia đình mà thường xuyên xảy ra cãi vã? Sau khi ly hôn, nếu bố mẹ vẫn quan tâm con thì có thể đứa trẻ sẽ vẫn cảm nhận được tình yêu thương và tình cảm gia đình từ bố mẹ. Và một gia đình hạnh phúc thật sự là gia đình có bố, mẹ con và yêu thương nhau.