Tại sao sau khi ly hôn vẫn tiếp tục dây dưa?
Hiện nay, tình trạng sau khi ly hôn vẫn tiếp tục dây dưa khá phổ biến. Đó là trường hợp dù đã chấm dứt quan hệ hôn nhân nhưng đối phương vẫn có những hành vi muốn níu kéo, gắn kết. Xảy ra tình trạng này là do nhiều yếu tố như vấn đề về tình cảm, tài sản và con cái. Bài viết dưới đây sẽ phân tích cụ thể về nguyên nhân điển hình về vấn đề này.
Mục lục
Thế nào là hậu ly hôn vẫn tiếp tục dây dưa?
Trên thực tế, chưa có một văn bản pháp luật nào quy định về khái niệm của tình trạng nay. Tuy nhiên, có thể hiểu, hậu ly hôn vẫn tiếp tục dây dưa được coi là hiện tượng thường thấy trong cuộc sống. Đó là khi đã chấm dứt quan hệ vợ chồng theo thủ tục pháp luật tại Tòa án, nhưng đối phương lại có những hành động, lời nói mang tính chất níu kéo, gắn kết.
Điều này thường xảy ra đối với vụ việc giải quyết chưa thỏa đáng hoặc trong trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên, bên còn lại không thực sự mong muốn. Do đó, ở phần thứ hai, chúng tôi sẽ phân tích chi tiết về các nguyên nhân chủ yếu nêu trên.
Tại sao sau khi ly hôn vẫn tiếp tục dây dưa?
Như đã đề cập, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hậu ly hôn vẫn tiếp tục dây dưa. Theo đó, có 02 trường hợp điển hình như sau:
Ly hôn theo yêu cầu một bên
Theo Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, đơn phương ly hôn được xác định khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Một trong hai người có hành vi bạo lực gia đình.
- Vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng đến quyền và nghĩa vụ của vợ chồng theo quy định pháp luật, có hành vi ngoại tình, không yêu thương, chăm sóc đối phương,…
Đồng thời, khi xem xét yêu cầu ly hôn đơn phương, bên cạnh những điều kiện trên, Tòa án sẽ căn cứ vào hồ sơ, tài liệu và giấy tờ, chứng cứ xác định cuộc hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng, đời sống hôn nhân không thể cứu vãn.
Sau khi Tòa án đã có đủ bằng chứng pháp lý sẽ tiến hành xét xử vụ việc ly hôn đơn phương. Dù một bên có phản đối thì Tòa vẫn tiến hành xét xử theo pháp lý. Điều này sẽ dẫn tới một trong hai bên vợ hoặc chồng có thái độ níu giữ.
Trên thực tế, dù đã hoàn tất thủ tục ly hôn, Tòa án đã thụ lý và giải quyết vụ án, phân chia quyền và nghĩa vụ giữa các bên, song thực chất khó tránh khỏi việc bị đơn không chấp nhận. Tuy nhiên, thay vì kháng cáo xét xử phúc thẩm, nhiều trường hợp đã tìm cách gắn kết về mặt tình cảm. Điển hình cho hành động đó là tìm đến con cái như một cách níu kéo hạnh phúc, ngăn chặn vợ hoặc chồng có người mới, thậm chí đe dọa sự an toàn của gia đình vợ (chồng) cũ.
Giải quyết ly hôn chưa triệt để
Thực tế, để giải quyết ly hôn thuận tình hay ly hôn theo yêu cầu một bên, Tòa án đã xem xét rất kỹ lưỡng hồ sơ ly hôn, trừ một số trường hợp do sai sót. Thế nhưng, không ngoại trừ trường hợp dù ly hôn thuận tình nhưng vợ hoặc chồng vẫn bị đối phương ép buộc, đe dọa.
Đối với ly hôn đơn phương, nhiều bên vợ (chồng) vì mục đích chia tài sản hoặc con cái mà đã sử dụng những thủ đoạn tạo chứng cứ giả. Để thực hiện được điều này, họ phải tiếp tục dây với đối phương.
Giải pháp khắc phục
Nếu sau khi ly hôn vẫn tiếp tục dây dưa, vợ chồng có thể áp dụng một số giải pháp dưới đây để khắc phục tình trạng này:
- Thỏa thuận thật rõ ràng vấn đề ly hôn, viết và ký tay trong văn bản thỏa thuận, đặc biệt là vấn đề về chia tài sản khi ly hôn và con cái, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm các bên sau khi ly hôn. Đối với trường hợp bị đe doạ, nguyên đơn có quyền yêu cầu Cơ quan chức năng giải quyết.
- Trong trường hợp sử dụng chứng cứ giả để ép đối phương ly hôn hoặc giành tài sản, quyền nuôi con, bên còn lại có thể yêu cầu Tòa án xét xử phúc thẩm. Điều này góp phần đòi lại quyền lợi chính đáng của mình ở giai đoạn hậu ly hôn.
- Ngoài ra, nếu có minh chứng đối phương ly hôn vì mục đích không chính đáng, vợ hoặc chồng nên nộp đến Tòa án để yêu cầu giải quyết.