Thủ tục cắt hộ khẩu theo chồng
Tục lệ của nước ta, khi kết hôn người vợ thường chuyển khẩu về gia đình chồng. Nhiều cặp vợ chồng mới kết hôn thắc mắc làm thế nào để cắt hộ khẩu theo chồng. Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu thủ tục cắt hộ khẩu theo chồng.
Mục lục
1. Thủ tục cắt hộ khẩu theo chồng
Trước khi muốn nhập khẩu vào gia đình nhà chồng, bạn cần thực hiện thủ tục chuyển hộ khẩu tại nơi cư trú.
Nếu chuyển hộ khẩu trong phạm vi tỉnh thì Trưởng công an xã, thị trấn sẽ có thẩm quyền. Nếu chuyển hộ khẩu ra khỏi phạm vi tỉnh thì Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh sẽ có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu.
Hồ sơ yêu cầu chuyển khẩu như sau:
- Sổ hộ khẩu;
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu.
Trong thời hạn 2 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ thì cơ quan công an có thẩm quyền sẽ cấp giấy chuyển hộ khẩu.
Điều 28. Giấy chuyển hộ khẩu
1. Công dân khi chuyển nơi thường trú thì được cấp giấy chuyển hộ khẩu.
2. Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:
a) Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;
b) Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
3. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau:
a) Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
5. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến,Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến.
6. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu:
a) Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
b) Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác;
c) Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;
d) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể;
2. Thủ tục nhập khẩu về nhà chồng
Vợ, chồng là đối tượng được phép nhập khẩu vào nhà của nhau. Hồ sơ nhập khẩu bao gồm:
- Giấy chuyển hộ khẩu;
- Các tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp;
- Đăng ký kết hôn hoặc các giấy tờ chứng minh khác;
- Sổ hộ khẩu;
- Đơn xin nhập khẩu.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ lúc tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết nhập khẩu cho vợ. Trong trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Thẩm quyền đăng ký thường trú được quy định tại Điều 9 Thông tư 35/2014/TT-BCA như sau:
“1. Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền đăng ký thường trú tại quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại các xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh. Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại thị xã, thành phố thuộc tỉnh.”
Điều kiện để được nhập khẩu về nhà chồng:
- Chủ hộ đồng ý cho nhập hộ khẩu;
- Chủ sở hữu chỗ ở đồng ý cho nhập khẩu.
Hiện nay lệ phí thủ tục nhập khẩu do mỗi địa phương tự quy định.
Thủ tục chi tiết có thể thay đổi tùy vào quy định của từng địa phương, bạn nên đến trực tiếp cơ quan có thẩm quyền tìm hiểu rõ hơn về thủ tục và mẫu đơn.
– Hiện nay quy định nhập khẩu về nhà chồng sau khi kết hôn là không bắt buộc. Việc nhập khẩu dựa vào nhu cầu của cả hai vợ chồng, việc này không ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân của bạn.
– Thực tế việc nhập khẩu đảm bảo quyền lợi của cá nhân, hộ gia đình tại nơi thường trú.
– Vợ cần bắt buộc thực hiện thủ tục chuyển khẩu để có thể hoàn thành việc nhập khẩu vào hộ khẩu nhà chồng. Bạn không thể vừa chuyển hộ khẩu vào nhà chồng mà vẫn giữ nguyên hộ khẩu bên nhà mẹ đẻ.
– Việc chuyển hộ khẩu bắt buộc phải đổi chứng minh nhân dân nếu chuyển hộ khẩu ra khác tỉnh. Nếu cùng tỉnh thì không cần đổi chứng minh nhân dân.
– Hiện nay quy định mới về căn cước công dân thì việc chuyển khẩu, nhập khẩu không cần phải làm lại căn cước công dân.