Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật – giống và khác nhau ở đâu?
Trong lĩnh vực pháp luật thừa kế có hai phương thức chính để tài sản của người qua đời được chuyển giao lad thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Cả hai cách này có những đặc điểm riêng biệt và quyền lợi khác nhau cho những người liên quan. Bài viết này sẽ so sánh sự giống và khác nhau giữa hai phương thức này, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức và tác động của thừa kế trong hai tình huống khác nhau.
Mục lục
1.Sự giống nhau giữa thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc có những điểm giống nhau như sau:
1.1 Về thời điểm mở thừa kế
Dù là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật thì thời điểm mở thừa kế là khi người để lại tài sản qua đời. Người thừa kế có thể là người đang sống hoặc đã được hình thành trong bụng mẹ trước khi người để lại tài sản qua đời. Tất cả những người được gọi là người thừa kế đều có quyền từ chối thừa kế theo quy định tại Điều 620 của Bộ luật dân sự năm 2015.
1.2 Cách xử lý tài sản trong trường hợp không có người nào nhận thừa kế
Trường hợp không có người nào nhận thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, hoặc có những người nhận thừa kế nhưng không được quyền hưởng tài sản, và họ từ chối thừa kế, tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản sẽ thuộc về Nhà nước.
1.3 Về thời hiệu mở thừa kế
Điều 623 của Bộ luật dân sự năm 2015 rõ ràng: “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này, di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.”
Trong trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản, thì di sản sẽ thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu (Điều 236 của Bộ luật dân sự năm 2015). Nếu không có người chiếm hữu, di sản sẽ thuộc về Nhà nước.
2. Sự khác nhau giữa thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp thông về sự khác biệt giữa thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật như sau:
2.1. Khái niệm
Thừa kế theo di chúc là cách thức thừa kế dựa trên ý chí và nguyện vọng của người để lại tài sản trước khi qua đời (căn cứ Điều 624 Bộ luật dân sự 2015). Trong khi đó, thừa kế theo pháp luật xảy ra khi người chết không để lại di chúc, di chúc không hợp pháp, hoặc khi những người được ghi trong di chúc không còn sống hoặc từ chối nhận di sản tại thời điểm mở thừa kế (căn cứ Điều 649 Bộ luật dân sự 2015). Trong trường hợp này, di sản được chia theo hàng thừa kế, điều kiện, và trình tự mà pháp luật quy định.
2.2 Về người thừa kế
Thừa kế theo di chúc có thể là bất kỳ cá nhân, cơ quan, hoặc tổ chức nào được người lập di chúc xác định là người nhận di sản trong di chúc và đáp ứng các điều kiện được quy định bởi pháp luật. Trong khi đó, thừa kế theo pháp luật chỉ có thể áp dụng cho những cá nhân có mối quan hệ huyết thống, hôn nhân, hoặc nuôi dưỡng với người để lại tài sản. Những người thừa kế theo pháp luật được phân thành ba hàng thừa kế, với những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã qua đời, bị truất quyền thừa kế, hoặc từ chối nhận di sản (căn cứ Điều 651 Bộ luật dân sự 2015).
2.3 Về hình thức thừa kế
Thừa kế theo di chúc có thể được thực hiện thông qua văn bản hoặc miệng theo quy định tại Điều 627 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Di chúc có thể được thực hiện dưới nhiều dạng khác nhau, bao gồm:
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
- Di chúc bằng văn bản có công chứng.
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Tuy nhiên, di chúc miệng có thể được lập trong các trường hợp đặc biệt, bao gồm khi tính mạng của người lập di chúc bị đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản, cũng như khi người lập di chúc còn sống, tinh thần minh mẫn và sáng suốt sau 03 tháng kể từ thời điểm lập di chúc miệng. Tuy nhiên, nếu không đáp ứng các điều kiện này, di chúc miệng sẽ bị hủy bỏ mặc nhiên.
Trong khi đó, thừa kế theo pháp luật chỉ có thể thực hiện bằng văn bản có công chứng để xác định việc phân chia di sản giữa các đồng thừa kế. Trong trường hợp có xảy ra tranh chấp về thừa kế, quyết định về việc phân chia di sản sẽ do tòa án quyết định.
2.4 Về thừa kế thế vị
Thừa kế theo di chúc không có thừa kế thế vị. Ngược lại, thừa kế theo pháp luật có thừa kế thế vị (căn cứ Điều 652 Bộ luật dân sự 2015), cụ thể như sau:
Trong trường hợp con của người để lại di sản qua đời trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản, thì cháu sẽ thừa kế phần của di sản mà cha hoặc mẹ của cháu sẽ được nhận nếu họ vẫn còn sống. Nếu cháu cũng qua đời trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản, thì chắc sẽ thừa kế phần của di sản mà cha hoặc mẹ của chắt sẽ được nhận nếu họ vẫn còn sống.
Xem thêm: Thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất
3. Dịch vụ tư vấn thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật của Phan Law Vietnam
Phan Law Vietnam là một công ty luật uy tín và chuyên nghiệp tại Việt Nam. Chúng tôi là đối tác đáng tin cậy trong việc tư vấn và thực hiện quy trình thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Với sự hiểu biết sâu sắc về cả hai phương thức thừa kế này, chúng tôi cam kết đảm bảo quyền lợi của bạn và thực hiện theo ý muốn của người đã qua đời. Đến với chúng tôi, quý khách sẽ được hỗ trợ tư vấn và thực hiện thủ tục để lập di chúc nếu khách hàng mong muốn để lại di chúc, hoặc tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan thừa kế theo pháp luật. Với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết chất lượng dịch vụ tốt, an toàn, mang lại lợi ích cho khách hàng.
Tóm lại, qua bài viết trên đây, quý vị đã hiểu được thế nào là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật, sự giống và khác nhau giữa chúng. Sự lựa chọn giữa hai phương thức này nên được xem xét cẩn thận dựa trên tình huống cụ thể và mong muốn của quý vị. Phan Law Vietnam luôn ở đây để lắng nghe và hỗ trợ mọi vấn đề liên quan cho quý khách hàng.