Tìm hiểu luật phân chia tài sản gia đình
Hiện nay, việc phân chia tài sản gia đình không còn là điều xa lạ trong xã hội của chúng ta. Đây là mối quan tâm của rất nhiều người, do đó pháp luật Việt Nam đã đưa ra những quy định để điều chỉnh vấn đề này dựa trên thực hiện và đang càng ngày hoàn thiện hơn nữa. Để hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
Pháp luật quy định về việc chia tài sản như thế nào?
Pháp luật hiện hành quy định việc chia tài sản về nguyên tắc thành hai trường hợp, đó là chia tài sản theo di chúc được quy định tại Chương XXII Bộ luật dân sự 2015 (tức là thể hiện ý chí của người đã chết nhằm chuyển giao tài sản của mình cho người khác) và chia tài sản theo pháp luật được quy định tại Chương XXIII Bộ luật dân sự 2015 (tức là việc phân chia tài sản thừa kế được thực hiện theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định).
Trường hợp 1: Chia thừa kế theo di chúc
Cần xác định những người được hưởng di sản trong di chúc gồm những ai? Có còn sống vào thời điểm mở thừa kế không?… Nếu người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc mà mất trước thời điểm mở thừa kế thì phần thừa kế này phải được chia theo pháp luật.
Trường hợp 2: Chia thừa kế theo pháp luật
Cần xác định những ai có quyền hưởng di sản thừa kế theo quy tắc như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha/mẹ đẻ, cha/mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
- Hàng thừa kế thứ hai: ông/bà nội, ông/bà ngoại, anh/chị/ em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông/bà nội, ông/bà ngoại
- Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác/chú/cậu/cô/dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác/chú/cậu/cô/dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Lưu ý: Những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản có mức bằng nhau. Và những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, khi không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng, bị truất quyền hưởng hoặc từ chối nhận di sản.
Chia tài sản thừa kế có người không đồng ý thì giải quyết sao?
Khi tiến hành chia di sản thừa kế có người không đồng ý (đồng thừa kế hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) với việc phân chia di sản thừa kế thì các bên có thể tự thỏa thuận với nhau để giải quyết. Khi không tự thỏa thuận được với nhau thì có thể hòa giải thông qua người thứ ba hoặc nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết để chia tài sản.
Lưu ý: Khi chia tài sản thừa kế có tranh chấp là đất đai thì các bên có thể tiến hành hòa giải tại cơ sở, cụ thể là tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh (đây là thủ tục hành chính không bắt buộc vì đây là tranh chấp phân chia di sản thừa kế)
Phân chia di sản trong một số trường hợp cụ thể ra sao?
Theo quy định tại Điều 662 Bộ luật dân sự 2015, việc phân chia di sản khi đã tiến hành phân chia di sản mà có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì về nguyên tắc được tiến hành giải quyết như sau:
Trường hợp 1: Xuất hiện người thừa kế mới
Không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật nhưng những người đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương đương với phần tài sản của người đó sẽ được hưởng tại thời điểm chia thừa kế
Trường hợp 2: Có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế
Khi có người thừa kế không được hưởng thừa kế nữa thì họ phải tiến hành trả lại di sản hoặc phải thanh toán một khoản tiền tương ứng với giá trị tài sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế
Trên đây là những vấn đề khái quát về tìm hiểu luật phân chia tài sản gia đình. Nếu quý khách muốn được giải đáp thắc mắc hay tư vấn về thì có thể liên hệ với chúng tôi. Vui lòng liên hệ qua website hoặc theo địa chỉ dưới đây để được giải đáp.