Luật pháp quy định ly hôn chia tài sản như thế nào?
Phân chia tài sản chưa bao giờ là vấn đề hết đau đầu của các cặp vợ chồng khi ra toà ly hôn. Hôm nay, Ly hôn nhanh xin thông tin đến bạn những quy định về ly hôn chia tài sản mà bạn nên nắm rõ để tránh những sai sót, bỏ qua quyền lợi của bản thân khi tranh chấp tài sản sau ly hôn:
Mục lục
1. Luật pháp quy định như nào về ly hôn chia tài sản?
Theo Điều 33 Luật HN&GĐ 2014, tài sản chung của vợ và chồng bao gồm:
– Tài sản do vợ, chồng tạo ra;
– Thu nhập do công sức lao động, các hoạt động sản xuất, kinh doanh;
– Hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng và các khoản thu nhập khác hợp pháp trong thời gian sống chung trừ trường hợp là tài sản riêng đã được phân chia;
– Quyền sử dụng đất được cấp sau khi kết hôn trừ khi là di sản riêng, quà biếu riêng hoặc mua bán bằng tài sản riêng.
Tài sản chung của vợ chồng là những sở hữu chung toàn bộ, nhằm mục đích đáp ứng những nhu cầu của một gia đình và thực hiện nghĩa vụ của hai vợ chồng.
Bên cạnh đó, Luật HN&GĐ 2014 quy định rằng pháp luật sẽ bảo vệ thỏa thuận của các cặp vợ chồng về những tài sản chung. Vì vậy, việc phân chia tài sản của vợ chồng có thể diễn ra trong giai đoạn hôn nhân, lúc ly hôn hoặc sau khi ly hôn theo thoả thuận của đôi bên.
Tham khảo bài viết: Giải quyết vấn đề tranh chấp tài sản sau ly hôn
2. Những tài sản nào không cần phân chia khi ly hôn?
Khi còn sống chung cùng nhau, vợ chồng có thể sở hữu tài sản chung hoặc từng người có tài sản riêng. Khi muốn ly hôn, hai người tự thoả thuận cách phân chia tài sản. Có 02 loại tài sản không cần phải chia khi ly hôn là:
– Tài sản mà hai người đã thoả thuận là không phân chia. Theo Điều 59 Luật HN&GĐ, việc giải quyết ly hôn phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện và thỏa thuận. Vì vậy, nếu vợ chồng đã thoả thuận về tài sản chung thì Tòa án sẽ sẽ xét xử theo thoả thuận đó;
– Tài sản riêng của từng người: Theo Điều 11 Nghị định 126 năm 2014 của Chính phủ, những tài sản sau đây được xem là tài sản riêng: Quyền tài sản liên quan đến sở hữu trí tuệ; Tài sản có trước khi kết hôn; Tài sản được di chúc riêng, cho và tặng cho cá nhân giai đoạn trong hôn nhân…
Những tài sản riêng này không có sự góp sức của người kia nên người kia không có quyền được Tòa án phân chia.
3. Những hạn chế của các quy định xung quanh ly hôn chia tài sản
Quy định pháp luật của nước ta về việc xác định tài sản chung và riêng của vợ chồng cũng như nguyên tắc ly hôn chia tài sản có nhiều điểm giống với các quốc gia phát triển khác.
Việc phân chia tài sản không chỉ dựa trên tỷ lệ 50/50 mà còn xem xét nhiều yếu tố khác như hoàn cảnh, đóng góp và lỗi dẫn đến ly hôn để đảm bảo công bằng và cân bằng lợi ích. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng vẫn có một số hạn chế:
Thứ nhất: Pháp luật chỉ quy định một số yếu tố được xem xét khi phân chia tài sản nhưng không có hướng dẫn cụ thể về tỷ lệ phân chia, dẫn đến việc áp dụng không nhất quán và phụ thuộc vào quan điểm của thẩm phán. Trong trường hợp có “lỗi”, việc đề cập đến mức độ lỗi cũng là điều cần thiết.
Một ví dụ phổ biến trong xã hội hiện đại là “ngoại tình”, được coi là lỗi không chung thủy. Trong trường hợp người chồng ngoại tình và vô trách nhiệm với vợ con, việc áp dụng quy định này là cần thiết và người chồng có thể chỉ được chia một phần nhỏ để đảm bảo tính răn đe.
Tuy nhiên, trong trường hợp người chồng ngoại tình nhưng vẫn sống có trách nhiệm và cố gắng hàn gắn tình cảm gia đình nhưng người vợ cương quyết ly hôn thì việc xác định lỗi và tỷ lệ phân chia tài sản sẽ như thế nào?
Thứ hai: Quy định về việc xác định thu nhập của người chăm sóc con và gia đình mà không đi làm có thể dẫn đến thiếu công bằng và lạm dụng nếu không có hướng dẫn cụ thể. Mục đích của hôn nhân là cùng nhau xây dựng gia đình ấm no và hạnh phúc, do đó việc cùng nhau đóng góp vào kinh tế gia đình là trách nhiệm của cả hai.
Thứ ba: Việc xác định công sức đóng góp của vợ chồng vào tài sản chung chưa có một định lượng rõ ràng.
Thứ tư: Một số nội dung của Luật vẫn còn thiếu tính khả thi trong áp dụng tập quán và hoàn thiện cơ chế đồng bộ. Cần có quy định cụ thể hơn về sở hữu của vợ chồng trong các lĩnh vực như đất đai, chứng khoán và sở hữu trí tuệ.
Để đảm bảo tính khách quan và công bằng, việc xây dựng một hệ thống văn bản hướng dẫn quy định rõ ràng và cụ thể là cần thiết. Các quy định pháp luật cần có tính khả thi và phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của xã hội.
Trên đây là bài viết Ly hôn nhanh cung cấp một số thông tin về quy định ủa pháp luật khi ly hôn chia tài sản.