Các vấn đề cần quan tâm khi tạm ngừng kinh doanh
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, một số doanh nghiệp đứng trước nguy cơ lỗ liên tục đã chọn giải pháp tạm ngừng kinh doanh một thời gian chứ không đành lòng giải thể doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp cần quan tâm một số vấn đề khi tạm ngừng kinh doanh.
Cướp tài sản là hành vi nguy hiểm đối với xã hộ
Những trường hợp cấm khi kết hôn với người nước ngoài?
Ngắt hoa, dẫm cỏ công viên bị phạt đến 1 triệu đồng
Mục lục
Thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh
Hoạt động của doanh nghiệp chịu sự quản lý của cơ quan đăng ký kinh doanh. Do đó, khi tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp không được tự ý thực hiện mà phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để quản lý theo trình tự, thủ tục luật định.
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp không được quá 1 năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể gia hạn nhưng tổng thời gian không được quá 2 năm liên tiếp. Tức là trường hợp doanh nghiệp đã tạm ngừng 2 năm liên tiếp thì doanh nghiệp không được gia hạn thêm. Tuy nhiên, sau khi tiếp tục kinh doanh trở lại một thời gian, doanh nghiệp lại có thể tiếp tục tạm ngừng không quá 2 năm liên tiếp.
Hoạt động của doanh nghiệp sau khi tạm ngừng kinh doanh
Việc tạm ngừng kinh doanh không làm chấm dứt hoạt động cũng như tư cách pháp nhân của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian tạm ngừng, doanh nghiệp không được ký kết Hợp đồng hay thực hiện bất kỳ hoạt động kinh doanh nào khác nhưng vẫn phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động (nếu có), trừ trường hợp chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh
Hết thời hạn doanh nghiệp có thể tiếp tục tạm ngừng kinh doanh hoặc giải thể doanh nghiệp.
Trường hợp tiếp tục kinh doanh, doanh nghiệp không cần thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tiếp tục kinh doanh trước thời hạn nhưng phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước khi tiếp tục kinh doanh.
Trường hợp không tiếp tục kinh doanh trở lại, pháp luật không quy định doanh nghiệp phải giải thể. Tuy nhiên, đây là phương án bảo vệ quyền và lợi ích cho doanh nghiệp bởi vì sau khi hết thời gian tạm ngừng, các nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát sinh.
Để bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất của mình, doanh nghiệp nên lưu tâm đến những vấn đề trên để thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh đúng quy định pháp luật.