Hòa giải ly hôn mấy lần trước khi ra Tòa
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo một bản án hoặc một quyết định có hiệu lực của tòa án. Khi yêu cầu giải quyết việc ly hôn, tòa án bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải ly hôn, bởi lẽ vụ án ly hôn hoàn toán khác biệt so với những vụ án dân sự bình thường khác.
3 dấu hiệu chứng tỏ các cặp đôi sắp ly hôn
Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn
Trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của các bên vợ chồng khi ly thân
Nếu như khi giải quyết một tranh chấp dân sự thông thường thì hậu quả thường chỉ phát sinh với một hoặc hai bên đương sự. Trong khi đó, ở vụ án ly hôn, hậu quả của việc ly hôn đặt ra cho các bên đương sự không ít các vấn đề cần giải quyết như quan hệ hôn nhân, quan hệ giữa cha mẹ với con, quan hệ tài sản giữa vợ chồng. Do đó, vấn đề hòa giải ly hôn rất cần thiết.
Mục đích của việc tiến hành hòa giải ly hôn là để hai vợ chồng đoàn tụ. Nếu hòa giải thành công, tòa án sẽ lập biên bản hòa giải đoàn tụ thành công, sau đó ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Nếu hòa giải không thành và bên bị đơn cũng đồng ý ly hôn thì tòa án sẽ lập biên bản hòa giải không thành. Sau đó, tòa án sẽ tiến hành hòa giải các quan hệ khác có liên quan như: Con cái, tài sản, cấp dưỡng,…
Pháp luật không quy định việc hòa giải ly hôn mấy lần trước khi quyết định cho hai vợ chồng ly hôn. Tuy nhiên, thông thường tòa án sẽ hòa giải từ 2- 3 lần trước khi đưa vụ án ra xét xử. Khi vụ việc được tòa án thụ lý thì tòa án sẽ gửi thông báo đến các đương sự để thông báo về việc hòa giải.
Tại lần hòa giải thứ nhất nếu một trong hai bên vắng mặt hoặc các bên có mặt đầy đủ tuy nhiên không hòa giải được thì tòa án sẽ tiến hành hòa giải tiếp lần hai.
Trong lần hòa giải thứ hai, nếu một trong hai đương sự vẫn vắng mặt hoặc hòa giải không thành, tòa án sẽ vẫn sắp xếp tổ chức hòa giải lần thứ ba.
Tại buổi hòa giải lần thứ ba, nếu một trong hai bên đương sự vẫn vắng mặt hoặc hòa giải không thành thì tòa án sẽ lập biên bản hòa giải không thành và quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Trong trường hợp người yêu cầu vắng mặt tại những lần hòa giải ly hôn mà không có lí do chính đáng được coi là từ bỏ quyền yêu cầu. Do đó, tòa án sẽ đình chỉ vụ việc ly hôn.