Luật sư bàn luận về tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ chồng
Điều 205 Bộ luật Dân sự 2015 quy định sở hữu riêng là sỡ hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân. Tài sản hợp pháp thuộc sỡ hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị. Đối với tài sản thuộc sỡ hữu riêng của vợ chồng thì chỉ thuộc sỡ hữu của vợ hoặc chồng, khối tài sản riêng này có thể phát sinh trước hoặc trong hôn nhân.
Ngoại tình ẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?
Làm thế nào để giành lại quyền nuôi con sau sau khi ly hôn?
Hành vi cưỡng ép và cản trở kết hôn bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sỡ hữu riêng của vợ, chồng.
Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”
Do đó, tài sản thuộc sỡ hữu riêng của vợ chồng bao gồm:
- Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn
- Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân
- Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng trong trường hợp vợ chồng đã tiến hành chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Đối với phần hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản này cũng là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác (Khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
- Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộcsỡ hữu riêng của vợ, chồng.
Tuy nhiên, đối với hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng lại thuộc sở hữu chung của vợ chồng trong hôn nhân, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản được chia trong thời kỳ hôn nhân. Nghe có bất hợp lý nhưng quy định này đã góp phần đảm bảo nhu cầu thiết yếu của vợ chồng nhằm thực hiện tốt nguyên tắc xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc trong Luật Hôn nhân và gia đình (Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình 2014).
Đối với tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì mỗi người đều có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ (Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
Tuy nhiên, trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp thuộc sở hữu riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung ( Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).