Quyền kết hôn của LGBT theo pháp luật Việt Nam
Những người thuộc cộng đồng LGBT có quyền được kết hôn hay không? Đây là một câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều người, kể cả người có xu hướng giới tính bình thường và những người thuộc LGBT. Trên thế giới, có rất nhiều quốc gia công nhận quyền kết hôn của những người LGBT, tuy nhiên có những quốc gia lại ngăn cấm. Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về quyền kết hôn của LGBT?
Ở giai đoạn nào hôn nhân đổ vỡ dễ dàng nhất?
Thuê luật sư ly hôn nhanh chóng, kịp thời
Hành vi cưỡng ép và cản trở kết hôn bị xử lý như thế nào?
Để hiểu được quyền kết hôn của LGBT được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật Việt Nam thì trước tiên cần phải hiểu “LGBT” là viết tắt của những từ gì? Theo định nghĩa chung, LGBT là viết tắt của của các từ Lesbian-Gay-Bisexual-Transgender. Mỗi từ thể hiện một đối tượng khác nhau trong cộng đồng LGBT, cụ thể:
- Lesbian: đây là để nói đến những người đồng tính luyến ái là nữ. Và đối tượng họ thích là nữ.
- Gay: đây là để nói những người đồng tính luyến ái là nam. Và đối tượng họ thích là nam.
- Bisexual: đây là những người song tính luyến ái. Đối tượng của họ là cả nam và nữ luôn.
- Transgender: đây là những người chuyển giới. Như từ nam sang nữ và ngược lại nữ sang nam.
Theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, đưa ra định nghĩa “kết hôn” như sau:
“Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”.
Và tại Khoản 2 Điều 8, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 ghi rõ “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”
Như vậy, có thể thấy, quan hệ hôn nhân được pháp luật công nhận là quan hệ được thiết lập giữ một nam và một nữ thông qua hình thức đăng ký kết hôn. Do đó, nếu chiếu theo các quy định trên thì quyền kết hôn của LGBT không được ghi nhận nhưng quyền này cũng không hề bị cấm bởi pháp luật.
Tuy nhiên, về cơ bản quyền kết hôn của LGBT vẫn được pháp luật thừa nhận nếu như việc kết hôn của họ được thực hiện với những khác giới tính và đảm bảo các điều kiện theo quy định của tại Khoản 1 Điều 8, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Cụ thể, Khoản 1 Điều 8, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định như sau:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này..
Trong quá trình hội nhập với nền văn hóa thế giới, những quyền, đặt biệt là quyền kết hôn của LGBT càng được xã hội quan tâm. Những người thuộc cộng đồng LGBT đã chung tay với nhau thực hiện nhiều chương trình, các cuộc đấu tranh để có thể được cả xã hội công nhận. Tuy để được cả cộng đồng chấp nhận là một quá trình còn dài và rất gian nan nhưng việc đấu tranh này sẽ gây tác động, ảnh hưởng rất lớn đến các nhà làm luật. Do đó, có thể trong tương lai, các nhà làm luật sẽ nghiên cứu và đưa ra những quy định nhằm đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng LGBT.