Thực hiện thủ tục ly hôn với người nước ngoài
Trên thực tế, mọi thủ tục có yếu tố nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đều có những khó khăn nhất định và việc ly hôn với người nước ngoài cũng như vậy.
Chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên qua đời
Dịch vụ tư vấn hôn nhân qua tổng đài 0904.752.808
Không đồng ý ly hôn, vợ chồng cần làm gì?
Mục lục
Ly hôn với người nước ngoài
Cuộc sống ngày càng phát triển, con người bị cuốn vào những lo toan trong cuộc sống khiến không có nhiều thời gian dành cho nhau dẫn đến mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng ngày càng diễn ra căng thẳng và khó hòa giải được. Những cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài cũng không ngoại lệ, khi mà những xung đột về phong tục tập quán, quan điểm sống, văn hóa, các mục tiêu sống hay phương thức chăm sóc con cái,… không thể dung hòa.
Vì thế, theo như quy định pháp luật Việt Nam, nếu cuộc sống hôn nhân không đạt, đời sống chung trở nên mâu thuẫn kéo dài thì vợ chồng có quyền yêu cầu chấm dứt quan hệ hôn nhân để giải thoát cho cả hai. Do đó, thủ tục ly hôn với người nước ngoài được quy định tại Luật Tố tụng Dân sự, Luật Hôn nhân gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan.
Cơ quan thẩm quyền giải quyết việc ly hôn với người nước ngoài
Tại Điều 469 và 470 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định khi một bên nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam thì Tòa án Việt Nam hoàn toàn có thẩm quyền giải quyết. Vì là vụ án ly hôn là yếu tố nước ngoài nên Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp thành phố trực thuộc trung ương có quyền thực hiện.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp đặc biệt được quy định tại Khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, nếu việc ly hôn này thực hiện giữa công dân Việt Nam đang cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền. Nguyên đơn phải nộp hồ sơ tại Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc ở Việt Nam hoặc nguyên đơn không biết chính xác nơi bị đơn cư trú và làm việc thì có thể lựa chọn Tòa án theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Hồ sơ thực hiện ly hôn với người nước ngoài
(1) Đơn yêu cầu ly hôn;
(2)Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
(3) Chứng minh nhân dân và Hộ khẩu của hai bên;
(4) Giấy khai sinh của các con (nếu có);
(5) Các tài liệu, chứng cứ chứng minh tài sản chung như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe,…
Thủ tục thực hiện ly hôn với người nước ngoài
Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ về việc ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền, trong thời gian 7 – 15 ngày, Tòa án sẽ tiến hành kiểm tra đơn và nếu đầy đủ theo yêu cầu pháp luật thì Tòa thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Sau đó, Tòa án sẽ triệu tập và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật.
Thời gian giải quyết ly hôn với người nước ngoài
Thời hạn ly hôn giải quyết ly hôn với người nước ngoài tùy thuộc vào hình thức ly hôn:
- Ly hôn thuận tình: khoảng từ 01 – 04 tháng
- Ly hôn đơn phương: khoảng từ 04 – 06 tháng, có thể kéo dài nếu bị đơn vắng mặt hoặc có tranh chấp
Phí và lệ phí thực hiện ly hôn với người nước ngoài
Khi thực hiện thủ tục ly hôn với người nước ngoài, án phí sơ thẩm là 200.000 đồng và lệ phí sơ thẩm là 200.000 đồng. Tuy nhiên, vì đây là thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài, trong trường hợp cần sự hỗ trợ thực hiện một số hoạt động có liên quan ở nước ngoài, Tòa án Việt Nam phải thực hiện ủy thác tư pháp, từ đó phát sinh thêm chi phí là 5.000.000 đồng.
Vì thế, việc ly hôn với người nước ngoài là một thủ tục không hề đơn giản, cần phải lưu ý và thận trọng trước khi làm để tránh mất thời gian của cả đôi bên. Tuy nhiên, vợ chồng cần phải suy nghĩ kỹ trước khi ly hôn vì đây là một quyết định vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến hạnh phúc về sau.