Quy trình hòa giải ly hôn
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo một bản án hoặc một quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án. Khi yêu cầu giải quyết ly hôn, tòa án bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải ly hôn. Bởi, vụ án ly hôn khác so với những vụ án dân sự bình thường khác.
Hòa giải ly hôn mấy lần trước khi ra tòa
3 dấu hiệu chứng tỏ các cặp đôi sắp ly hôn
Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn
Nếu như khi giải quyết một tranh chấp dân sự thông thường thì hậu quả thường chỉ phát sinh với một hoặc hai bên đương sự trong khi đó ở vụ án ly hôn, hậu quả của việc ly hôn đặt ra cho các bên đương sự không ít các vấn đề cần giải quyết như: Quan hệ hôn nhân, quan hệ giữa cha mẹ với con, quan hệ tài sản giữa vợ chồng. Vậy quy trình hòa giải ly hôn tại tòa án như thế nào, cách thức ra sao?
Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định, sau khi thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, tòa án sẽ phải tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Theo đó trước khi tiến hành phiên hòa giải, tòa án sẽ phải gửi thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự biết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải ly hôn.
Thành phần phiên hòa giải
- Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải;
- Thư ký tòa án ghi biên bản hòa giải;
- Người phiên dịch ( nếu đương sự không biết tiếng Việt);
- Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự.
Trong phiên hòa giải ly hôn bắt buộc phải có mặt 2 vợ chồng hoặc trong trường hợp người vợ hoặc người chồng mất năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện hợp pháp của họ. Nếu vắng mặt một trong hai vợ chồng thì Thẩm phán phải hoãn phiên hòa giải.
Tòa án sẽ tổ chức hòa giải từ 2 đến 3 lần và trong các lần hòa giải đó nếu một trong hai bên vắng mặt không có lí do chính đáng thì được coi là không hòa giải được hoặc trong trường hợp các bên có mặt đầy đủ và tòa án đã tiến hành hòa giải nhưng hòa giải không thành thì tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình, vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.
Tại các lần hòa giải, tòa án phải lập biên bản hòa giải. Các biên bản hòa giải ly hôn phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên có mặt trong phiên hòa giải, thẩm phán, thư ký và người phiên dịch (nếu có).