Điều kiện, thủ tục kết hôn với người nước ngoài
Hiện nay, nhiều phụ nữ Việt Nam có nguyện vọng lấy chồng là người nước ngoài nhằm có cuộc sống mới, vì thế việc kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài ngày càng gia tăng. Vậy điều kiện và thủ tục kết hôn với người nước ngoài như thế nào?
Dịch vụ khai nhận, từ chối, phân chia di sản thừa kế
Mua nhà dưới hình thức góp vốn đầu tư – Kỳ 1
Những điều người lao động nên biết về bảo hiểm xã hội
Tuy nhiên, cuộc sống hôn nhân không phải lúc nào cũng hạnh phúc. Gần đây, phụ nữ Việt Nam bị đối xử bất công bởi người chồng nước ngoài thường xuyên diễn ra chỉ vì giữa họ không hiểu biết nhiều về tính cách, môi trường sống của nhau trước khi kết hôn. Để khắc phục tình trạng này, Việt Nam đã ban hành các quy định mới chặt chẽ hơn về: Điều kiện và trình tự thủ tục kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
Mục lục
1. Điều kiện kết hôn với người nước ngoài
Về điều kiện kết hôn, mỗi bên phải tuân theo quy định pháp luật nước mình về điều kiện kết hôn, ngoài ra người nước ngoài phải đáp ứng điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam khi tiến hành thủ tục kết hôn tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình 2000, nam nữ phải tuân theo các điều kiện:
Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên (có nghĩa là nam đã bước sang tuổi hai mươi, nữ đã bước sang tuổi mười tám là đủ tuổi kết hôn mà không cần đủ hai mươi tuổi, đủ mười tám tuổi);
Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện;
Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn (Người đang có vợ hoặc có chồng; Người mất năng lực hành vi dân sự; Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; Giữa những người cùng giới tính).
2. Trình tự thủ tục kết hôn giữa người Việt Nam với người nước ngoài
Một trong hai bên nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại Sở tư pháp (nơi công dân Việt Nam có nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú trong trường hợp không có hoặc chưa đăng ký thường trú) hoặc Cơ quan đại diện.
Hai bên nam, nữ cần chuẩn bị các giấy tờ để nộp hồ sơ đăng ký kết hôn theo Điều 7 Nghị Định 24/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài gồm:
Tờ khai đăng ký kết hôn;
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng;
Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
Giấy tờ để chứng minh về nhân thân và cư trú (như Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu, thẻ tạm trú…).
Ngoài ra, tùy từng trường hợp hai bên nam nữ còn phải chuẩn bị thêm giấy tờ:
Giấy xác nhận của tổ chức có thẩm quyền xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó (khi công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước);
Giấy xác nhận về việc đã ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài (khi công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đã tiến hành ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài);
Giấy do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước đó (khi người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam). Cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cung cấp các giấy tờ vừa nêu nhằm xem xét công dân Việt Nam và người nước ngoài có đủ điều kiện kết hôn khi tiến hành kết hôn tại Việt Nam. Để khắc phục tình trạng khác biệt về tuổi tác, hoàn cảnh sống, môi trường, ngôn ngữ…,
Theo khoản 3 Điều 7 Nghị Định 24/2013/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam sẽ yêu cầu cung cấp Giấy xác nhận công dân Việt Nam đã được tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài khi hai bên chênh lệch nhau từ 20 tuổi trở lên hoặc người nước ngoài kết hôn lần thứ ba hoặc đã kết hôn và ly hôn với vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam hoặc hai bên chưa hiểu biết về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của nhau; không hiểu biết về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của mỗi nước.
Sau khi nhận hồ sơ kết hôn, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét, nếu đủ thì hẹn ngày tiến hành phỏng vấn.
Khi tiến hành phỏng vấn, cán bộ sẽ kiểm tra về điều kiện kết hôn và sự hiểu biết về hoàn cảnh sống, ngôn ngữ…
Nếu hai bên nam nữ đáp ứng các đủ các điều kiện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành lễ đăng ký kết hôn cho công dân Việt Nam và người nước ngoài.
Thông qua các quy định pháp luật mới về kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, nhà nước Việt Nam phần nào giúp các phụ nữ Việt Nam dễ dàng hòa nhập với cuộc sống hôn nhân và môi trường sống tại nước ngoài, đồng thời đã khắc phục một phần nào tình trạng bị ngược đãi, đối xử bất công của phụ nữ Việt Nam khi lấy chồng nước ngoài (Hàn Quốc, Đài Loan…).