Tác phẩm văn học có phải là tài sản chung của vợ chồng không?
Như chúng ta đã biết thì tác giả là người sáng tạo phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học (gọi chung là tác phẩm). Quyền tác giả được bảo hộ tự động (không cần phải đăng ký) theo Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định tại Công ước Bener, các văn bản pháp luật Sở hữu trí tuệ quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Tại khoản 1 Điều 738 Bộ luật dân sự quy định “Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm”. Như vậy, trong quyền tác giả có chứa yếu tố quyền tài sản.
Công chứng viên ra nước ngoài công chứng được không?
Di chúc bằng miệng hoàn toàn có giá trị pháp lý
Quỵt hụi chiếm hơn 6 tỷ đồng, lãnh án 18 năm tù
Trong thực tế, đã xảy ra nhiều trường hợp tranh chấp về “quyền tác giả” mà có nhiều quan điểm khác nhau khi giải quyết; đặc biệt là việc tranh chấp này lại xuất hiện trong vụ án hôn nhân gia đình. Tác giả xin đưa ra tình huống cụ thể sau đây:
Chị X là người hoạt động trên lĩnh vực nghệ thuật, thỉnh thoảng có sở thích sáng tác thơ ngẫu hứng. Trước khi chị lấy chồng chị có sáng tác được 20 bài thơ, sau này mới in thành tập thơ riêng. Chị X lập gia đình với anh Y (hôn nhân hợp pháp) và sau khi lấy chồng, chị X vẫn tiếp tục sáng tác. Trong thời kỳ hôn nhân, chị X sáng tác được 50 bài thơ và chị đã cho in thành sách phát hành. Chị X trở thành người nổi tiếng và nhận được nhiều tiền nhuận bút vì có nhiều bài thơ được phổ nhạc. Sau đó, chị X và anh Y phát sinh mâu thuẫn và thuận tình ly hôn, nhưng có tranh chấp về tài sản. Tài sản tranh chấp trong trường hợp này là các bài thơ của chị X. Anh Y cho rằng đây là tài sản chung của vợ chồng, vì trong thời gian hôn nhân chị X đã sáng tác những bài thơ này và thời gian chị X dành làm thơ đồng nghĩa với anh việc phải cáng đáng việc nhà và chăm sóc con cái thay chị X; cho nên phải chia đôi 50 bài thơ do chị X sáng tác trong thời kỳ hôn nhân cũng như nhuận bút và những lợi nhuận đã phát sinh từ các tác phẩm của chị X cũng phải chia đôi cho anh một nửa. Chị X không đồng ý với ý kiến của anh Y, chị cho rằng: 50 bài thơ của chị là tác phẩm văn học, là tài sản sở hữu trí tuệ của chị, gắn liền với tên tuổi, nhân thân của chị nên không thể chia được. Chị cho rằng việc sáng tác của chị không làm ảnh hưởng gì đến cuộc sống gia đình, hầu hết chị sáng tác thơ tại phòng làm việc tại cơ quan lúc rảnh rỗi hoặc ở công viên.
Vụ việc trên được Tòa án thụ lý giải quyết và có hai quan điểm khác nhau xung quanh việc giải quyết yêu cầu của anh Y; cụ thể là:
Quan điểm thứ nhất: không chấp nhận ý kiến của anh X. Tác phẩm văn học là tài sản sở hữu trí tuệ, là tài sản đặc biệt gắn với quyền nhân thân của chị X nên không thể là tài sản chung được. Việc sáng tác thơ của chị X là thuộc là năng khiếu của một người. Chị X là tác giả thì chị X được bảo hộ quyền tác giả theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm này. Và đương nhiên chị X có các quyền tài sản đối với tác phẩm: Quyền hưởng nhuận bút; quyền được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng; quyền được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng dưới một số hình thức nhất định; quyền được nhận giải thưởng khi tác phẩm đạt giải. Hiện tại chưa có một văn bản quy định pháp lý nào quy định tác phẩm văn học sáng tác trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chung để có căn cứ chia tài sản theo yêu cầu của anh X được.
Quan điểm thứ hai: Quan điểm này chấp nhận một phần yêu cầu của anh X vì cho rằng: chị X là tác giả của 50 bài thơ sáng tác trong thời kỳ hôn nhân, nên đương nhiên chị X được bảo hộ quyền tác giả. Thời hạn bảo hộ là từ khi 50 bài thơ phát hành suốt đời đến 50 năm sau khi tác giả chết. Cho nên không thể chia 50 bài thơ này theo yêu cầu anh X được.
Tuy nhiên, cũng cần xem xét các tác phẩm sở hữu trí tuệ này dưới góc độ là tài sản như: quyền hưởng nhuận bút; quyền được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng; quyền được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng dưới một số hình thức nhất định; quyền được nhận giải thưởng khi tác phẩm đạt giải. Đối chiếu với các quy định này thì các tác phẩm của chị X đã in thành sách và có phổ nhạc nhiều bài nổi tiếng, từ đó phát sinh tài sản là nhuận bút và hợp đồng in sách, phổ nhạc nên đó là khoản thu nhập khá cao và phải được chia đôi cho anh Y mới đảm bảo quyền lợi cho anh Y. Chị X vẫn có đây đủ quyền tác giả và quyền nhân thân, riêng các quyền tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân thì được xem là tài sản chung, nếu 02 vợ chồng anh không có thỏa thuận khác. Còn sau khi ly hôn, các tác phẩm này tiếp tục có tái bản, chuyển thể, đạt giải thưởng hay phát sinh bất cứ lợi ích vật chất nào khác đều thuộc quyền sở hữu riêng của chị X.
Tác giả đồng ý với phân tích của quan điểm thứ hai thứ hai vì phù hợp với các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và quy định của Luật hôn nhân gia đình. Rất mong các bạn đồng nghiệp cùng tham gia trao đổi để nâng cao nghiệp vụ.
Nguyễn Thị Huyền – Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.