Trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của các bên vợ chồng khi ly thân
Trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân được gắn kết giữa hai người, cả hai đều mong một cuộc sống yên bình, một mái ấm gia đình hạnh phúc, ổn định, bền lâu. Không ai mong muốn, ít ai tin rằng sẽ có những trục trặc trong gia đình, mâu thuẫn vợ chồng khiến cuộc sống hôn nhân dần tan vỡ.
Sự khác nhau giữa ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình
5 nguyên nhân dẫn đến ly hôn
2 dạng ly hôn chính thường gặp
Ly thân là tình trạng hai bên vợ chồng vẫn chưa chấm dứt quan hệ hôn nhân, nhưng lại không cùng sống chung một mái nhà. Ly thân theo đúng nghĩa đen của nó là một người một nơi nhưng về mặt pháp luật họ vẫn là vợ chồng.
Trong thực tế với bức tranh muôn màu cuộc sống, không thể tránh khỏi những trường hợp mà vợ chồng chọn cách sống ly thân mà không tìm đến pháp luật để chấm dứt tình trạng hôn nhân không như mong muốn này. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp hai vợ chồng chọn cách tạm sống ly thân như là một cách thức để hai vợ chồng nhận ra sự sai lầm, tầm quan trọng của nhau để quay về với nhau.
Nhưng không phải trường hợp nào cũng vậy, có nhiều cặp vợ chồng không thể sống cùng nhau vì những bất đồng trong cuộc sống, hoặc có những trường hợp vợ, chồng có xung đột, bạo lực trong gia đình mà người vợ cố gắng chịu đựng để yên bề gia thất, không muốn vạch áo cho người xem lưng, …vì rất nhiều phản ứng của phái nữ như vậy nên phần thiệt thòi họ luôn phải gánh chịu. Họ không cần tìm công bằng mà chỉ cần cuộc sống gia đình êm ấm, con cái được cả bố, mẹ yêu thương.
Ly thân dưới góc độ pháp luật?
Hiện nay, Luật hôn nhân và gia đình 2014 không quy định cụ thể về việc ly thân và chế độ trách nhiệm quyền và nghĩa vụ của hai bên vợ chồng. Ly thân được xem như là chuyện riêng nội bộ của hai vợ chồng nên pháp luật không can thiệp vào đời sống riêng tư, tuy nhiên vì hậu quả của việc ly thân là các vấn đề về tài sản, con cái và quyền lợi của người phụ nữ – người yếu thế trong lĩnh vực kinh tế của gia đình.
Vì vậy, phải chăng cần có sự quan tâm của pháp luật để bảo vệ các bà mẹ và con cái. Việc ly thân có thể dẫn đến việc hai bên chia tài sản của vợ chồng để đảm bảo cuộc sống. Như vậy, các bên sẽ tuân theo quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Chia tài sản của vợ chồng khi ly thân?
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp việc chia tài sản chung ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình, lợi ích hợp pháp của con cái hoặc để trốn tránh nghĩa vụ nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật.