Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
Quan hệ nhân thân là thuật ngữ sử dụng rất nhiều trong các văn bản pháp luật, đặc biệt là những quy định pháp luật về di chúc. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Quan hệ nhân thân là gì? Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng là gì?
Bộ luật Dân sự năm 2015, Mục 2 Bộ luật Dân sự chỉ quy định về quyền nhân thân. Theo đó, khoản 1 Điều 25 Bộ luật Dân sự nêu rõ:
Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Quyền nhân thân của một con người gồm quyền có họ, tên; quyền thay đổi họ; quyền thay đổi tên; quyền xác định, xác định lại dân tộc; quyền được khai sinh, khai tử; quyền với hình ảnh, với quốc tịch…
Chúng ta cũng có thể hiểu, quyền nhân thân là những quyền gắn liền với cá nhân người đó từ khi sinh ra có thể đó là quan hệ ruột thịt hoặc quan hệ nuôi dưỡng.
Từ những khái niệm trên ta có thể thấy, quan hệ nhân thân phát sinh giữa vợ và chồng liên quan trực tiếp đến sự kiện kết hôn. Chính kết hôn làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của vợ chồng.
Quan hệ nhân thân của vợ, chồng được pháp luật Hôn nhân gia đình quy định như sau:
Nghĩa vụ của vợ và chồng được quy định tại Điều 19 Luật Hôn nhân gia đình:
“1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.”
Quyền nhân thân còn thể hiện ở những điều sau:
- Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính, theo quy định tại Điều 20 Luật HNGĐ;
- Tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau, theo quy định tại Điều 21 Luật HNGĐ;
- Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau, theo quy định tại Điều 22 Luật HNGĐ;
- Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo quy định tại Điều 23 Luật HNGĐ.
2. Quan hệ nhân thân trong thừa kế tài sản
Theo điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế, chỉ những người có quan hệ nhân thân với người để lại di sản mới là người được phân chia di sản thừa kế theo pháp luật, trừ trường hợp người để lại di sản có di chúc.
Quan hệ nhân thân của người để lại di chúc được xác định theo hàng thừa kế theo pháp luật.
Người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân không thể là pháp nhân. Việc xác định người thừa kế theo hàng thừa kế dựa trên ba mối quan hệ: hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Căn cứ Khoản 1, Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Về quan hệ thừa kế giữa vợ – chồng, khi một trong hai mất thì người còn lại sẽ được hưởng di sản thừa kế. Về quan hệ thừa kế giữa cha đẻ, mẹ đẻ – con đẻ, con đẻ được thừa kế di sản của cha đẻ, mẹ đẻ và ngược lại.
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Lưu ý trong quan hệ thừa kế giữa anh ruột, chị ruột – em ruột, anh, chị, em ruột có thể là cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Người làm con nuôi người khác vẫn được hưởng thừa kế hàng thứ hai của anh, chị, em ruột mình.
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Do vậy, khi tiến hành công chứng văn bản phân chia di sản thừa kế, tờ khai tường trình quan hệ nhân thân là giấy tờ bắt buộc có trong hồ sơ để đảm bảo quyền lợi của tất cả các người thừa kế hợp pháp của người bảo vệ di sản, nhất là trước khi phân chia các tài sản có giá trị lớn như đất đai, nhà cửa.
Đối với tờ tường trình quan hệ nhân thân, những điểm cần phải lưu ý khi viết tờ khai này là:
Thứ nhất: Nêu rõ Ủy ban nhân dân nơi tiếp nhận tờ trình để đảm bảo tờ trình được công chứng, chứng thực đúng quy định;
Thứ hai: Thông tin của người viết tường trình, người để lại di sản và những người đồng thừa kế phải được ghi chính xác, đầy đủ. Đối với trường hợp người đó đã mất cũng phải được ghi rõ mất vào thời gian nào.
Thứ ba: Những người được thừa kế di sản phải được ghi đúng, đầy đủ vì văn bản này là căn cứ chứng minh quan hệ nhân thân giữ camkết mình ghi là đúng sự thật và chịu trách nhiệm nếu có sai sót liên quan đến tờ khai xảy ra;
Thứ tư: Cuối văn bản người viết phải ký tên đảm bảo.
Đây là văn bản cơ sở để xác định người thừa kế, hàng thừa kế khi phân chia di sản theo pháp luật. Để đảm bảo cho quyền lợi của tất cả các bên, văn bản này cần được làm kỹ càng, thông tin khai phải chính xác, đầy đủ.